Đẻ mổ sẽ được sinh con tối đa bao nhiêu lần?

Thảo luận trong 'KHÔNG GIAN MẸ CỦA BÉ' bắt đầu bởi Tiểu Hiền, 8/8/17.

  1. Tiểu Hiền

    Tiểu Hiền Đã đăng ký

    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Mang thai là điều vui mừng cho các cặp vợ chồng nhưng cũng có nhiều lo lắng đi kèm, đặc biệt là với những thai phụ đã có vết mổ cũ.

    Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều bà mẹ “chuộng” sinh mổ. Bên cạnh những trường hợp liên quan tới nguyên nhân y khoa còn có nhiều trường hợp sinh mổ theo yêu cầu. Tuy nhiên, phương pháp sinh mổ chỉ thực sự cần thiết nếu mẹ hoặc thai có một số vấn đề bất thường trước và trong thời gian chuyển dạ.

    Sinh mổ cũng gây ra nhiều nguy cơ đối với các mẹ trong những lần mang thai sau, đặc biệt nguy hiểm hơn với những trường hợp mang thai lại sớm sau sinh mổ lần trước.
    [​IMG]

    Ưu điểm của sinh mổ là thai phụ chủ động được hoàn cảnh sinh của mình và chuẩn bị tất cả mọi thứ như điều kiện gia đình, người chăm sóc.

    Về phương diện sản khoa thì sinh mổ trong một số trường hợp cũng làm giảm nguy cơ tai biến đối với mẹ và thai nhi ví dụ như mẹ bệnh lý tim mạch, hoặc thai suy trong chuyển dạ…

    Tuy nhiên sinh mổ có nhược điểm là bé không tiếp xúc được với hệ vi khuẩn trong môi trường âm đạo của người mẹ nên sức đề kháng của bé sẽ yếu hơn bình thường, sự hồi phục của người mẹ sau sinh mổ cũng chậm hơn so vơi sinh thường. Bên cạnh đó, người mẹ phải mang vết sẹo mổ cũ có nguy cơ cao hơn trong những lần có thai sau như thai bám vào sẹo mổ cũ, rau cài răng lược hay vỡ tử cung.

    Những đối tượng nào cần thiết phải sinh mổ?

    Những bệnh nhân sinh mổ là những bệnh nhân phải có chỉ định mổ. Chỉ định mổ lấy thai có thể là chỉ định về phía mẹ, về phía thai hoặc về phía phần phụ của thai, ngoài ra còn có chỉ định mổ chủ động và chỉ đinh mổ cấp cứu.

    Đối với chỉ định mổ chủ động tức là phẫu thuật lấy thai khi chưa có chuyển dạ.

    Chỉ định mổ lấy thai chủ động về phía mẹ ví dụ như các bệnh lý toàn thân của mẹ: bệnh lý tim mạch, basedow, dị dạng mạch não, tiền sản giật nặng, khung chậu méo, khung chậu lệch…, chỉ định mổ lấy thai chủ động về phía thai hoặc phần phụ của thai có thể là ngôi vai, rau tiền đạo, rau cài răng lược, thai to…

    Chỉ định mổ cấp cứu là những chỉ định phát sinh trong quá trình chuyển dạ. Nếu diễn biến chuyển dạ bình thường người mẹ có thể đẻ phía dưới tử cung nhưng diễn biến thất thường ví dụ như trường hợp thai suy cấp trong chuyển dạ, tim thai xuống hoặc những trường hợp cổ tử cung không tiến triển hoặc cổ tử cung mở hết nhưng đầu bé không lọt thì sẽ chỉ định mổ.

    Không có quy định tối đa cho việc sinh mổ thường khi bệnh nhân đã phẫu thuật lấy thai 2 lần thì đến lần phẫu thuật thứ 3 chúng tôi đều khuyên bệnh nhân nên thắt vòi tử cung để tránh thai. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào từng trường hợp, hoàn cảnh của bệnh nhân. Có những bệnh nhân phẫu thuật 3 lần nhưng họ mới có một em bé nuôi được chúng tôi cũng cân nhắc có thể cho phép bệnh nhân sinh mổ đến lần thứ 4.
    > Những lý do mẹ bầu bắt buộc phải đẻ mổ theo yêu cầu của bác sĩ: https://kenhcuame.net/nhung-ly-bau-bat-buoc-phai-de-mo-theo-yeu-cau-cua-bac-si-3683.html
     
  2. hanhminht4

    hanhminht4 Đã đăng ký

    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    3
    Giới tính:
    Nữ
    Với đẻ mổ theo mình thì tối đa sinh 2 lần là an toàn cho cả mẹ và con. Thời gian sinh cách nhau khoảng 3 tới 4 năm mà hơn thì tốt nhưng cái này cũng phụ thuộc vào tuổi của mẹ nữa. Nhiều mẹ lớn tuổi sinh con muộn nên buộc phải mổ và lại nóng lòng có bé thứ 2 nên khoảng cách giữa 2 lần sinh là hơi gần nhau và khá nguy hiểm.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...