Dạy trẻ nói thành thạo

Thảo luận trong 'Sức khỏe của Bé' bắt đầu bởi thubui, 18/4/15.

  1. thubui

    thubui Đã đăng ký

    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    23
    Giới tính:
    Nữ
    1. Không ngừng nói chuyện với con

    Ngay từ khi mang bầu, mình đã có ý thức cho con cùng nghe nhạc cổ điển và hai vợ chồng vẫn thường xuyên thủ thỉ nói chuyện với con. Kể từ ngày Bống chào đời, trừ lúc đi ngủ, thời gian còn lại mình đều “gạ chuyện” con. Dần dần từ chỗ mình độc thoại – con lắng nghe, đến con “ê, a” – mẹ đáp lại và bây giờ là hai mẹ con cùng trò chuyện như hai người trưởng thành. Có một điểm các mẹ nên lưu ý là phải tích cực sửa những từ mà con diễn đạt sai và chỉ cho con cách dùng từ đúng. Trẻ học lỏm và ghi nhớ rất nhanh nên nếu được mẹ chỉ cho một lần là con sẽ nhớ ngay.
    [​IMG]
    2. Thực sự lắng nghe

    Mình thấy nhiều mẹ không chú ý đến việc lắng nghe con nói. Với mình thì mình luôn cố gắng nói chuyện với con bằng mắt nữa để con cảm nhận được rằng mẹ đang hoàn toàn chú ý vào câu chuyện của con và từ đó con sẽ tự tin trong giao tiếp. Mỗi lần phải cắt ngang câu chuyện của Bống thì sau đó mình đều gợi lại để con nói tiếp.

    3. Gợi chuyện để đối thoại với con

    Để hạn chế việc “nói cho trẻ nghe” mình luôn cố gắng để “nói chuyện cùng trẻ”. Thay vì hỏi con là: “Sáng nay Bống ăn bánh mỳ trứng nhé?”, mình sẽ hỏi con: “Bống thích ăn bánh mỳ gì nào? Vì sao thế con nhỉ?” Nếu các mẹ luôn có ý thức kích thích trẻ nói thì lượng từ vựng và khả năng đối thoại của trẻ sẽ cải thiện một cách rất tự nhiên.

    4. Đọc cho trẻ nghe

    Đọc truyện cho trẻ là một cách hiệu quả để con tiếp xúc với từ vựng. Mình và chồng thường thay phiên nhau đọc truyện cổ tích cho Bống nghe mỗi tối trước khi đi ngủ. Đọc to, rõ ràng và dừng lại để diễn đạt một từ mới mà con chưa biết là kinh nghiệm của mình.

    5. Hạn chế xem ti vi

    Khi trẻ em xem ti vi, não của bé không sản xuất ra các hình ảnh đại diện đi kèm với ngôn ngữ biểu đạt nói, do hình ảnh đã được cung cấp trên màn hình. Cho trẻ nghe đĩa CD là một thay thế cho việc xem tivi vì trẻ sẽ phải vận động não bộ để tư duy ra các hình ảnh từ những từ mà họ nghe được.

    6. Bổ sung vốn động từ và tính từ

    Theo một nghiên cứu đáng tin cậy mà mình được biết thì lượng từ vựng của trẻ trong độ tuổi 20 tháng chủ yếu là danh từ và nó còn liên quan đến sự hiểu biết tự nhiên của trẻ. Vì thế mà mình luôn có ý thức bổ sung lượng từ vựng cho con bằng cách mỗi khi ngồi chơi với con, mình sẽ hỏi con về cách hoạt động và mô tả các loại đồ chơi ra sao và chỉ cho con các động từ đơn giản và các tính từ mô tả màu sắc, kích cỡ, cảm xúc.

    7. Chơi trò chơi cùng con

    Mình thường rất hay nghĩ ra các trò chơi để chơi cùng con. Và các trò chơi đoán con vật qua âm thanh thường đặc biệt thu hút sự tập trung của Bống. Mình thấy chơi cũng là một cách giúp con học rất hiệu quả và khiến hai mẹ con mình thêm gắn kết.

    8. Xây dựng môi trường học tập tại nhà

    Việc chỉ học ở trường là không đủ. Phần lớn thời gian trẻ ở nhà, vì thế mình tạo ra một môi trường học tập ngay tại nhà cho Bống. Mình luôn chọn cho Bống các đồ chơi có tính giáo dục cao để con vừa chơi, vừa học và kết hợp với các loại truyện tranh, vở tập tô màu, bản đồ, đĩa CD, DVD,... Cung cấp một môi trường học tập phong phú tại nhà giúp phát triển tất cả các khía cạnh giáo dục cho con, bao gồm cả phát triển ngôn ngữ.
    [​IMG]
    9. Cho trẻ học ngoại ngữ

    Nhiều mẹ lo lắng là khi con chưa biết đọc, biết viết tiếng mẹ đẻ thì con không thể học ngoại ngữ được. Nhưng mình thì lại nghĩ khác (và cái này cũng dựa trên những căn cứ khoa học mà mình đã tìm hiểu), não bộ của trẻ hoàn toàn có thể tiếp thu hai ngôn ngữ song song. Việc học ngoại ngữ sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng và có sự so sánh ngôn ngữ để mở ra một cấp độ mới trong việc hiểu biết ngôn ngữ từ nay về sau. Bây giờ mình đã bắt đầu dạy con các từ tiếng Anh đơn giản, và sẽ bắt đầu cho Bống đi học tiếng Anh khi con 4 tuổi.

    10. Định hướng tốt cho trẻ

    Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp hết sức quan trọng và cần thiết. Nhưng khi đã trưởng thành thì mỗi năm một người chỉ bổ sung thêm được khoảng 25 từ vào vốn ngôn ngữ (theo cuốn “30 Days to More Powerful Vocabulary – Mở rộng vốn từ vựng sau 30 ngày”). Vì thế mà ở độ tuổi trẻ đang tập nói, ba mẹ cần định hướng và tạo thói quen phát âm đúng, diễn đạt chuẩn và hay.

    Thu Bùi tổng hợp
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...