Dây Rốn Quấn Cổ Thai Nhi: Mẹ Đừng Quá Lo Lắng!

Thảo luận trong 'Bầu Bí, Mang Thai' bắt đầu bởi KEN SHOP, 15/4/18.

  1. KEN SHOP

    KEN SHOP Đã đăng ký

    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Số 13 Ngõ 14 Thụy Khuê Tây Hồ Hà Nội
    Hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi khá phổ biến trong thai kỳ khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, bất an. Những kiến thức trong bài viết sau sẽ giúp mẹ an tâm hơn khi con yêu gặp phải tình trạng này.
    Dây rốn quấn cổ có cách gọi khác trong dân gian là tràng hoa quấn cổ. Đây là hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai nhi “hiếu động” thường xuyên xoay chuyển trong không gian chật hẹp của tử cung người mẹ. Ngoài ra, chỉ số nước ối bất thường hoặc dây rốn quá dài cũng là “thủ phạm” dẫn đến dây rốn quấn quanh cổ bé.

    Làm thế nào để phát hiện em bé bị dây rốn quấn cổ?

    Dây rốn quấn cổ chỉ có thể phát hiện chính xác thông qua siêu âm. Hiện tượng này thường xuất hiện vào tam cá nguyệt cuối. Vì vậy, mẹ nhớ đi khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường của thai nhi.

    Ngoài ra, thai máy bất thường cũng có thể cho thấy thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Đặc biệt là khi bé bị dây rốn quấn chặt dẫn đến thiếu oxy. Lúc này, bé sẽ đột ngột đạp mạnh, đạp nhiều hơn hoặc đạp một cách yếu ớt để “cảnh báo” cho mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức.
    [​IMG]
    Đừng quá lo lắng khi con bị dây rốn quấn cổ. (Ảnh minh họa)
    Thai nhi bị dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không?

    Khi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và chất dinh dưỡng nuôi em bé sẽ bị cản trở. Vì vậy, thai nhi có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ. Một vài trường hợp em bé bị dây rốn quấn cổ gây khó khăn cho việc sinh thường thì sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

    Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, khoảng 30% thai nhi có dây rốn quấn quanh cổ có thể tự tháo ra bằng cách xoay chuyển trong bụng mẹ, số khác giữ nguyên cho đến khi chào đời mà không gây ra nguy cơ xấu nào. Chỉ có một vài trường hợp hiếm gặp dây rốn quấn cổ gây nguy hiểm cho em bé trong quá trình chuyển dạ. Đa phần trường hợp này xảy ra với em bé bị dây rốn quấn chặt, nhiều vòng gây thiếu oxy, giảm nhịp tim cho bé trong quá trình sinh nở.

    Nhiều mẹ lo lắng về nguy cơ dây rốn sẽ thít cổ em bé và làm bé bị ngạt thở. Nhưng thực tế, em bé trong bụng mẹ nhận dinh dưỡng và oxy thông qua dây rốn chứ không phải bằng cách hít qua mũi và miệng. Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng nếu con yêu chẳng may rơi vào trường hợp này nhé!

    Giải pháp cho mẹ khi bé bị dây rốn quấn cổ

    Theo y học hiện đại thì chưa có giải pháp nào can thiệp bên ngoài giúp thai nhi thoát khỏi tình trạng dây rốn quấn cổ, chỉ hy vọng vào việc vận động của thai nhi tích cực hơn để có thể tự “gỡ rối”. Bởi lẽ, các chuyên gia đều tin rằng, có một xác suất cao bé sẽ tự biết cách tháo các vòng dây rốn quấn quanh cổ. Hơn nữa, dây rốn quấn cổ thai nhi hầu hết đều không đáng quan ngại. Vì vậy, mẹ không nên quá lo lắng, chú ý giữ tâm trạng thoải mái, tích cực để có một sức khỏe tốt.

    Kinh nghiệm dân gian dùng tay xoa bụng bầu, mẹ cần tránh thực hiện. Xoa bụng bầu không đúng cách có thể khiến những cơn co tử cung nhiều hơn, đe dọa sinh no, nhất là trong hai tháng cuối.

    Một mẹo khác được các bà mẹ truyền tai nhau là mẹ bầu bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ sẽ giúp gỡ được tràng hoa cho con. Tuy đến nay khoa học chưa chứng minh được hiệu quả của cách làm này, nhưng thực tế có nhiều bà bầu cho rằng làm như vậy thực sự có hiệu quả. Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng, có thể do quá trình vận động như vậy giúp bé có cử động xoay người để tự tháo xoắn và vô tình gỡ được dây rốn quấn quanh cổ. Tuy nhiên, các chuyên gia đều đưa ra lời khuyên là mẹ không nên quá lạm dụng, vì có thể dẫn đến tác dụng ngược lại như gây hoa mắt chóng mặt.

    Trang thông tin mẹ và bé KEN SHOP
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/4/18

Chia sẻ trang này

Đang tải...