Đâu là ranh giới được gọi là chê, là nói xấu, là xúc phạm.?

Thảo luận trong 'Suy ngẫm' bắt đầu bởi Tuệ Minh, 20/11/15.

  1. Tuệ Minh

    Tuệ Minh Đã đăng ký

    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà nội
    Chính phủ mới lập facebook để tương tác hai chiều với dân. Nhưng nếu coi tất cả những lời nghịch nhĩ là nói xấu để xử phạt như vụ An Giang thì e rằng dân sẽ im lặng.

    Dẫu gì thì Sở Thông tin- Truyền thông (TTTT) tỉnh An Giang, cũng đã ra quyết định xử phạt hành vi hành chính với hai cán bộ vì đã “chê” Chủ tịch tỉnh An Giang trên facebook là “mặt kênh kiệu”, “xa dân nhất trong các đời chủ tịch ở An Giang”.

    Nhưng dư luận cũng như giới truyền thông, luật sư bày tỏ không đồng tình với việc Sở TTTT phạt vì đã dám chê chủ tịch tỉnh công khai

    Người thì bảo lời bình luận “mặt kênh kiệu” mang tính chủ quan nhiều hơn là xúc phạm danh dự. “Chủ tịch xa dân nhất trong các đời chủ tịch” chỉ là lời nhận xét của người dân, không có cơ sở để nói là xúc phạm, cớ sao lại bị phạt?

    Người thì cho rằng, không nên phạt, nên nhắc nhở để cán bộ công chức rút kinh nghiệm. Phạt mà chưa thuyết phục, chưa được sự đồng thuận của dư luận, tất yếu tính giáo dục thì ít mà gây hiệu ứng ngược trong dư luận thì nhiều.

    [​IMG]

    Và thực tế đã chứng minh.

    Rằng để rồi…cả xã hội toàn khen nhau hết.

    Rằng thế nào thì được gọi là chê, là nói xấu, là xúc phạm.

    Rằng, khen “đểu” thì có được cho là nói xấu, xúc phạm không.

    Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh nhà- Nguyễn Văn Hớn nói “nếu tôi là lãnh đạo tỉnh, trước thông tin mà báo giới, dư luận quan tâm thì nên cho kiểm tra lại vụ việc cho khách quan. Nếu xử lý ba cán bộ chưa thuyết phục thì cho rút lại quyết định. Làm thế lãnh đạo thể hiện bao dung, càng được lòng dân hơn”.

    Giá như An Giang làm được như vậy, thì dư luận đâu cứ “nhè” chuyện phạt ra mà mổ xẻ.

    Và lãnh đạo tỉnh Anh Giang cũng nên lắng nghe sự không đồng thuận từ báo chí, dư luận

    Tôi ủng hộ việc phạt với những người đã lợi dụng facebook để xúc phạm, bôi nhọ, tung đời tư người khác. Nhưng cần phải có ranh giới rõ ràng để thế nào thì được gọi là chê, là nói xấu, là xúc phạm.

    Dư luận đã từng bàng hoàng đến phẫn nộ khi hay khi cô nữ sinh 15 tuổi ở Đồng Nai đã viết như van như lạy, xin mọi người đừng chửi bới, bêu riếu, xúc phạm. "Tôi làm tôi chịu”- cô bé viết, nhưng cộng đồng mạng không buông tha. Để rồi cô bé phải tìm đến cái chết.

    Một nữ sinh ở ngoại thành Hà Nội cũng đã quyên sinh vì trò đùa ghép ảnh rồi đưa lên mạng. Không ít cô gái muốn lưu lại “cơ thể” thời đẹp nhất, cũng bỗng đâu đầy rẫy trên mạng.

    Những sự việc như thế nên tìm cho ra chủ nhân nhẫn tâm đó để lên án.

    Nhưng, với cách xử phạt của An Giang thì quả thật không nên chút nào, khi cứ cố “ chẻ đôi lời nói, chặt đôi lời bình luận” để quy kết, để kỷ luật, trong khi nguyên cớ gây nên lại chính từ gia đình ông chủ tịch với gia đình bà giáo già hàng xóm?

    Chính phủ cũng mới lập facebook để tương tác hai chiều với dân. Tôi cứ thử hỏi, nếu “chiều” phản hồi từ người dân có nhận xét về tác phong, phong cách…của lãnh đạo, ở nơi này chưa tốt, nơi kia sai…rồi lại bị “soi”, lại bị “chẻ đôi, chặt đôi” lời nói để mà phạt như An Giang đã làm thì làm sao Chính phủ biết được dân đang nghĩ gì?

    Và mong muốn tương tác với dân, để rồi dân không dám nói, sợ nói những lời nghịch nhĩ…

    Đừng để dân sợ phạt mà im lặng không nói. Im lặng là điều đáng sợ nhất.

    Tổng hợp
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...