Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu i- ốt và cách bổ sung i - ốt khoa học cho trẻ

Thảo luận trong 'Từ điển dinh dưỡng' bắt đầu bởi Mai Anh, 15/10/15.

  1. Mai Anh

    Mai Anh Đã đăng ký

    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    I-ốt là một trong những dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho quá trình tổng hợp hoóc-môn ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển bộ phận sinh dục và các bộ phận quan trọng khác như tim mạch, tiêu hóa, da, lông, tóc... Tuy ý thức được tầm quan trọng của i-ốt nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách bổ sung i-ốt cho trẻ đúng cách

    1/ Vai trò của i-ốt đối với sự phát triển của trẻ

    - Duy trì quá trình trao đổi chất và năng lượng của cơ thể. Thiếu i-ốt là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chức năng của một số cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến những hoạt động cơ bản để duy trì sự sống.

    - Là vi chất hỗ trợ cho quá trình hoạt động của tuyến giáp, i-ốt có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển hệ xương, giới tính cũng như chiều cao của trẻ. Thiếu i-ốt có thể khiến cơ thể trẻ phát triển không bình thường, do thiếu hụt các hoóc-môn tuyến giáp.

    [​IMG]

    - Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc bổ sung i-ốt trong chế độ dinh dưỡng cho bé mỗi ngày rất quan trọng. Thiếu i-ốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hoóc-môn tuyến giáp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não của trẻ, làm ảnh hưởng trí thông minh của bé ở những giai đoạn sau.

    2/ Trẻ bị thiếu i-ốt, nhận biết làm sao?

    Thấp bé, nhẹ cân và thường xuyên bị rụng tóc là những dấu hiệu điển hình cho thấy bé đang bị thiếu i-ốt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Từ 5 tuổi trở lên, thiếu i-ốt sẽ đi kèm theo những dấu hiệu như kém tập trung, hay quên, kém minh mẫn hoặc có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ so với bạn bè cùng trang lứa. Nếu nhận thấy những tình trạng này, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn hợp lý.

    3/ Dinh dưỡng cho bé: Bổ sung i-ốt như thế nào mới đúng?

    Nhắc đến i-ốt, phần lớn các mẹ đều nghĩ ngay đến muối i-ốt mà không biết rằng, i-ốt cũng tồn tại trong rất nhiều loại thực phẩm tự nhiên khác.

    - Đối với trẻ từ 0-6 tháng tuổi, cho bé bú mẹ hoàn toàn là cách đơn giản để bổ sung i-ốt cho bé.

    - Trẻ ăn dặm và những bé lớn hơn cần bổ sung i-ốt từ những nguồn thực phẩm hàng ngày như rong biển, phô mai, hải sản, trứng, thịt, các loại rau… Tuy nhiên, do lượng i-ốt trong thực phẩm rất dễ bay hơi trong quá trình chế biến, nên mỗi ngày, mẹ nên bổ sung cho bé một lượng i-ốt vừa phải thông qua muối i-ốt để đảm bảo nhu cầu cần thiết cho con.


    Tổng hợp
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...