Dị ứng thời tiết và cách điều trị đơn giản tại nhà

Thảo luận trong 'KINH NGHIỆM - KIẾN THỨC' bắt đầu bởi lyly98, 13/5/19.

  1. lyly98

    lyly98 Đã đăng ký

    Bài viết:
    1,809
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nữ
    Thời tiết thay đổi thất thường là "cơn ác mộng" đối với nhiều người, đặc biệt là những người có cơ địa dễ bị dị ứng, có sức đề kháng kém và hệ miễn dịch yếu. Trong bài viết này, HR247 sẽ cung cấp thông tin về chứng bệnh này và cách phòng tránh, khắc phục tốt nhất để giúp các bạn có được sức khỏe tốt trong những ngày thời tiết thay đổi.
    [​IMG]
    1. Những triệu chứng của dị ứng thời thiết
    Trên thực tế, bệnh dị ứng thời tiết có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, không chỉ riêng vào thời tiết giao mùa. Vào những ngày hè, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi nên làn da luôn trong tình trạng ẩm ướt, dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Còn vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, không khí hanh khô khiến da của những người mẫn cảm trở nên khô và hiện tượng dị ứng thời tiết lạnh bắt đầu xuất hiện.
    Người dị ứng thời tiết thường mắc những triệu chứng sau:

    • Da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, đặc biệt là các vùng da như bàn tay, chân, mặt.
    • Các nốt dị ứng thưòng mẩn đỏ và có xuất hiện vảy ở đầu.
    • Nổi mề đay cấp tính, khiến người bệnh bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể.
    • Da bị mẩn đỏ, sưng rộp hay tấy đỏ, lên vảy rất khó chịu.
    2. Cách phòng chống dị ứng thời tiết
    Để giảm thiểu tình trạng bệnh dị ứng thời tiết, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:
    • Uống các loại thuốc bổ sung các vitamin như B1, B6, B12… để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể không bị dị ứng thời tiết.
    • Nếu sử dụng máy lạnh, bạn nên chỉnh nhiệt độ chênh lệch khoảng 1 – 2° so với thời tiết ngoài trời.
    • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, uống nước ép trái cây có nhiều vitamin C.
    • Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
    • Tránh làm việc dưới trời nóng gắt, về mùa đông, nên mặc ấm và giữ ấm đầu.
    • Không hút thuốc, uống rượu hoặc các thức uống có cồn, tránh tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa.
    3. Các cách điều trị dị ứng thời tiết đơn giản tại nhà
    Có nhiều cách để điều trị dị ứng thời tiết. Với những trường hợp mới bị nhẹ, mới phát hiện các triệu chứng gây bệnh thì có thể điều trị đơn giản theo cách sau:
    • Uống chanh mật ong: Thức uống này có thể cải thiện hệ miễn dịch nếu được uống liên tục và đều đặn hàng ngày vào mỗi buổi sáng. Hãy pha ấm nước và hòa tan hai nguyên liệu trên, chắc chắn các triệu chứng dị ứng sẽ thuyên giảm.
    • Uống nước ép trái cây: Uống nước ép trái cây thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch, dễ dàng chống lại các triệu chứng dị ứng.
    • Không sử dụng chất kích thích: chất kích thích như rượu bia, thuốc lá sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.
    • Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc liên tục.
    • Không tự ý gãi: Đây là lưu ý đặc biệt quan trọng, các bạn không nên gãi các vết mẩn ngứa, sưng tấy… bởi điều này sẽ làm vết thương lở loét nghiêm trọng hơn.
    Đó chỉ là cách ứng phó tạm thời với bệnh dị ứng thời tiết mức độ nhẹ. Nếu bạn bị nặng, hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
    Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng thêm ứng dụng HR247 trong suốt quá trình khám và chữa bệnh của mình.

    [​IMG]
    Đây là ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
    Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102
     
Tags:

Chia sẻ trang này

Đang tải...