Dùng robot loại bỏ chứng phình mạch não

Thảo luận trong 'KINH NGHIỆM - KIẾN THỨC' bắt đầu bởi lyly98, 20/11/19.

  1. lyly98

    lyly98 Đã đăng ký

    Bài viết:
    1,809
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nữ
    Một nhóm bác sĩ Canada mới đây đã dùng robot để thực hiện ca phẫu thuật não loại bỏ chứng phình mạch não. Đây cũng là lần đầu tiên robot được ứng dụng để thực hiện loại phẫu thuật này trên thế giới.
    Theo các bác sĩ, việc sử dụng công nghệ robot sẽ giúp cải thiện chất lượng điều trị cho bệnh nhân bị phình mạch não (sự phình to của một phần thành mạch máu não tại nơi thành mạch máu bị yếu) và đột quỵ.

    Trước đó, vào tháng 8/2019, nhóm bác sĩ nói trên đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ 64 tuổi bị chứng chóng mặt bất thường và chụp MRI tại bệnh viện. Qua kết quả chụp, các bác sĩ đã xác định bà bị phình động mạch gây chứng chóng mặt, có nguy cơ bị vỡ. Sau 2,5 giờ phẫu thuật, các bác sĩ phẫu thuật của Bệnh viện West Toronto sử dụng một máy vi điều khiển với điều hướng tích hợp (cấu tạo như một robot) được đưa vào cơ thể thông qua một vết mổ nhỏ ở háng để tới não. Toàn bộ quá trình di chuyển của thiết bị diễn ra dưới sự kiểm soát x-quang nghiêm ngặt.

    Các bác sĩ đã dùng hệ thống robot nói trên để cài đặt stent (một ống kim loại hoặc nhựa được đưa vào trong lòng của một ống giải phẫu hoặc ống dẫn để giữ cho lối đi mở) sửa chữa động mạch, cũng như cấy các cuộn dây cắt đứt nguồn cung cấp máu cho vị trí phình mạch.

    [​IMG]

    Quá trình robot tiến hành phẫu thuật được điều khiển thông qua một hệ thống theo dõi hiện đại.

    Bệnh nhân được xuất viện sau ngày phẫu thuật và hệ thống này cũng được cho là phù hợp để điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ khi lưu lượng máu đến não bị ngăn chặn.

    Bác sĩ Vitor Pereira - người điều khiển robot từ bàn điều khiển trong phòng phẫu thuật chia sẻ rằng cánh tay robot hoạt động như một phần nối dài cánh tay của ông, nhưng với độ chính xác cao hơn bên trong bệnh nhân.

    Với thành công nói trên, các bác sĩ Canada hy vọng các ca phẫu thuật với sự hỗ trợ của robot có thể được thực hiện từ xa cho các bệnh nhân ở khu vực nông thôn hoặc khu vực không có chuyên môn. Trường hợp các hệ thống robot được đặt trong bệnh viện, chúng có thể được vận hành với một kỹ thuật viên được đào tạo tại chỗ và một bác sĩ phẫu thuật thần kinh ở bất cứ đâu trên thế giới.

    Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?
    Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
    [​IMG]

    Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Heath kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
    Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
    Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102
     
Tags:

Chia sẻ trang này

Đang tải...