Dây rốn quấn cổ thai nhi có thực sự nguy hiểm?

Thảo luận trong 'Sức khỏe của Bé' bắt đầu bởi Gấu mỡ, 12/12/19.

  1. Gấu mỡ

    Gấu mỡ Đã đăng ký

    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Dây rốn quấn cổ thai nhi có thực sự nguy hiểm?

    Dây rốn quấn cổ thai nhi hay dân gian gọi là tràng hoa quấn cổ có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Tình trạng này có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay quá trình chuyển dạ không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.


    Nguyên nhân dẫn đến dây rốn quấn cổ

    Dây rốn là ống dẫn hai đầu giúp đưa dưỡng chất và oxy từ máu mẹ sang thai nhi. Đồng thời mang những sản phẩm chuyển hóa từ máu thai nhi sang máu mẹ để đào thải ra ngoài. Vì một lý do nào đó mà dây rốn quấn quanh cổ thai nhi làm sự vận chuyển này bị cản trở. Trong một số trường hợp có thể khiến thai nhi bị thiếu oxy.


    Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi chủ yếu do:

    Mẹ vận động mạnh

    Khi mẹ làm việc quá sức, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống nhiều hơn. Khi đó dây rốn rất dễ cuộn quanh người và quấn vào cổ con. Bởi vậy, mẹ bầu chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh quá sức. Khi mệt mỏi hãy nghỉ ngơi và nhờ mọi người trong gia đình giúp đỡ những việc lặt vặt.


    Mẹ quá nhiều nước ối

    Mẹ bầu bị dư ối hoặc đa ối sẽ tăng khả năng thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ.


    Do thai nhi quá “hiếu động”

    Ngoài chức năng vận chuyển dưỡng chất, dây rốn còn như “một món đồ chơi” trong bụng mẹ. Bé thường xuyên nhào lộn, “nhảy dây” xung quanh dây rốn.

    Chính điều này đã khiến dây rốn vô tình quấn quanh cổ bé. Tùy vào sự chuyển động của bé mà dây rốn có thể bị quấn một hay nhiều vòng.


    Chiều dài dây rốn

    Chiều dài dây rốn trung bình dài 50-60 cm. Khi dây rốn dài hơn, khả năng dây rốn quấn quanh bé sẽ cao hơn.


    Biến chứng khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ

    Tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ rất hiếm có biến chứng nguy hiểm xảy ra. Trong khi siêu âm các mốc của thai kì bác sĩ sẽ lưu ý cho mẹ. Ngoài ra, tình trạng dây rốn quấn cổ có thể khiến bé và mẹ gặp phải các sự cố sau:


    Thai nhi có bất thường về nhịp tim

    Biến chứng phổ biến nhất là bất thường về nhịp tim trong quá trình chuyển dạ. Nguyên nhân là các cơn co thắt chuyển dạ của mẹ bầu có thể khiến dây rốn bị siết lại. Điều này làm giảm lưu lượng máu được bơm đến cơ thể bé, làm cho nhịp tim của bé giảm.


    Giảm sự phát triển của thai nhi

    Dây rốn quấn cổ quá chặt xảy ra sớm trong thai kỳ có thể khiến lưu lượng máu từ mẹ qua thai bị giảm, giảm kali máu, nhiễm toan và thiếu máu… Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm thai nhi giảm chuyển động.


    Nguy cơ mổ lấy thai

    Dây rốn quấn cổ nhiều vòng khiến đầu thai ngửa ra sau, cản trở việc sinh qua ngả âm đạo. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai.


    Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ nên làm gì?

    Nằm nghiêng bên trái

    Nếu thai bị dây rốn quấn cổ, mẹ nên nằm nghiêng bên trái để tăng lưu lượng máu đến tử cung.


    Theo dõi chuyển động của thai nhi hàng ngày

    Nếu thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ cần đặc biệt theo dõi chuyển động của bé. Quá ít hoặc quá nhiều chuyển động cũng có thể là dấu hiệu xấu.


    Chú ý hoạt động của mẹ

    Mẹ bầu nên chú ý hoạt động nhẹ nhàng, tránh lao động nặng, quá sức hay tập luyện cường độ cao.


    Cân nhắc mổ lấy thai

    Nếu em bé bị dây rốn quấn cổ có nhịp tim thai bất thường, khả năng cao bé sẽ bị thiếu oxy. Mẹ cần được mổ lấy thai kịp thời.


    Hy vọng với những thông tin trên, các mẹ bầu đã tích lũy thêm được những kiến thức xử trí khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Nếu mẹ cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ tới hotline 19001806 để được hỗ trợ.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...