CỨT TRÂU Ở TRẺ SƠ SINH | PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ.

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc con' bắt đầu bởi huongduong9o, 18/6/19.

  1. huongduong9o

    huongduong9o Đã đăng ký

    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    CỨT TRÂU Ở TRẺ SƠ SINH | PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ.

    Cứt trâu là hiện tượng phổ biến trên da đầu bé ở độ tuổi từ 0-6 tháng. Là hiện tượng trên da đầu xuất hiện những mảng bảng dày ở da đầu, bám vào chân tóc. Tuy không hề nguy hiểm nhưng ba mẹ cũng nên làm sạch những mảng bám đó giúp thông thoáng, sạch sẽ, quá trình trao đổi chất diễn ra dễ dàng hơn. Dưới đây là phương pháp điều trị cứt trâu ở trẻ, các moms cùng theo dõi nhé.

    1. Dấu hiệu nhận biết mảng bám cứt trâu ở trẻ.

    Cứt trâu ở trẻ là hiện tượng rất phổ biến trên da đầu, xuất hiện khi bé chưa đến 1 tuổi. Trên da đầu bé xuất hiện những mảng bám vàng, nâu, dày, đen hay một số vùng bị kích ứng đỏ.

    Một số bé có hiện tượng những mảng bám này đóng ở vành tai, chân mày hay xung quanh tai, gây cảm giác khó chịu và quấy khóc.

    Tuy không nguy hiểm nhưng cứt trâu sẽ dần hết, nhưng nếu mẹ chữa trị cho con sớm để tránh tích tụ những bụi bẩn trên da đầu gây cảm giác khó chịu, thậm chí là gây viêm, mưng mủ, sưng tấy và lan rộng ra da đầu.

    [​IMG]

    Mảng bám cứt trâu trên da đầu bé

    2. Nguyên nhân của mảng bám cứt trâu.

    Nguyên nhân mảng bám cứt trâu ở trẻ sơ sinh là do tuyến bã tăng tiết, một phần là do nội tiết tố được truyền qua máu mẹ sang con. Đồng thời trong sữa mẹ có chứa biotin vitamin và khoáng chất khác, hệ tiêu hóa của bé đang còn non yếu nên không hấp thu được hết dưỡng chất gây tình trạng tăng tiết mạnh và làm xuất hiện mảng bám cứt trâu.

    Một nguyên nhân nữa không thể bỏ qua chính là do bé không được tắm gội thường xuyên gây lên hiện tượng tăng tiết mạnh và xuất hiện các mảng bám da gây lên tình trạng mảng bám da đầu, thậm chí là viêm da

    3. Phương pháp chữa trị dứt điểm cứt trâu ở trẻ

    Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa cứt trâu ở trẻ sơ sinh. Đó chính là phương pháp dân gian và phương pháp can thiệp bằng thuốc hoặc kem hoặc dầu gội đặc trị mảng bám cứt trâu ở trẻ.

    3.1 Phương pháp dân gian

    Nhiều mẹ vẫn tin dùng phương pháp dân gian vì tính an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp dân gian thì thời gian sẽ lâu hơn các phương pháp thông thường. Dưới đây là các biện pháp dân gian mà ông bà ta thường dùng để chữa cứt trâu ở trẻ sơ sinh

    Dầu oliu hoặc vaselin

    Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ nên bôi cho con một lượng nhỏ dầu oliu giúp làm mềm mảng bám cứt trâu. Mẹ dùng đầu lông bàn chải mềm chải đều để lớp mảng bám bong ra. Tránh trà mạnh vì sẽ gây xước da đầu bé. Trước khi tắm gội mẹ cũng nên bôi và để 1 tiếng, sau đó tắm gội lại như bình thường.

    Massage da đầu bé.

    Mẹ có thể dùng bàn tay massage nhẹ da đầu bé để mảng bám bong ra. Đồng thời mẹ cũng có thể dùng chiếc bàn chải đánh răng lông mềm sau đó trà nhẹ và vùng da đầu bé để các mảng bám từ từ bong ra. Lưu ý nho nhỏ là mẹ nên cắt sạch móng tay trước khi massage trên da đầu bé nhé

    Dùng dầu dừa

    Dầu dừa là sản phẩm thiên nhiên được các chị em bỉm sữa sử dụng khá nhiều trong việc chăm sóc da đầu bé. Tương tự với dầu oliu thì mẹ bôi một lượng nhỏ dầu dừa lên chân tóc, sau đó để 3-5 p cho lớp dầu dừa thấm vào mảng bám giúp mảng bám mềm ra, sau đó mẹ dùng một chiếc bàn chải lông mềm chải nhẹ cho lớp mảng bám bong ra. Sau đó mẹ gội sạch lại bằng nước và lau khô da bé.

    Nước cốt chanh

    Bé bị mảng bám cứt trâu nên mẹ có thể dùng nước cốt chanh để rửa cho bé. Mẹ có thể bôi nước cốt chanh vào da đầu bé và để trong vòng 10-15p, sau đó gội lại với nước để mảng bám đó bong ra. Sau đó dùng khăn khô lau lại da đầu cho bé.

    Nước chè xanh

    Mẹ dùng một năm lá chè nấu nước thật đặc sau đó dùng tăm bông thấm vào dung dịch đó bôi lên vùng mảng bám cứt trâu trên đầu bé. Nếu không dùng tăm bông thì mẹ dùng khăn mềm thấm vào nước chè sau đó dùng đắp lên đầu bé. Một tuần sử dụng 3-4 lần sẽ loại bỏ mảng bám cứt trâu/

    Bồ kết

    Mẹ dùng bồ kết nướng chín sau đó dã nhuyễn, đắp nhẹ lên vùng da bị cứt trâu, để trong 15-20 phút rồi gội sạch lại với nước. Mẹ thực hiện một ngày một lần sẽ thấy hiệu quả vô cùng rõ rệt.

    Sữa mẹ

    Ngoài các mẹo dân gian vừa nêu thì mẹ có thể sử dụng chính sữa mẹ của mình để chữa trị cho bé. Bôi sữa mẹ lên da đầu bé ngày 2-3 lần sau đó mảng bám cứt trâu sẽ dần mất đi rõ rệt.

    3.2 Chữa bằng dầu gội thành phần thiên nhiên Hope’s relief

    Dầu gội Hope’s Relief là dầu gội có chứa các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như mật ong Manuka, lô hội, cúc Calendula, Rễ cam thảo chắc chắn sẽ giúp loại bỏ các mảng bám cứt trâu trên da đầu bé. NGoài ra với thành phần là mật ong Manuka có chứa tinh chất diệt khuẩn, diệt nấm mốc cực mạnh sẽ giúp loại bỏ mảng bám, loại bỏ nấm da đầu. Tinh chất lô hội có trong dầu gội Hope’s Relief giúp dưỡng ẩm, tái tạo da. Rễ cam thảo giúp làm dịu mát tức thì, giảm viêm, giảm khó chịu cho bé. Với các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên với pH an toàn cho da nên rất phù hợp và an toàn cho làn da non yếu của bé.

    [​IMG]

    Dầu gội, dầu xả Hope’s Relief trong chăm sóc da đầu trẻ sơ sinh.

    Mẹ nên sử dụng kết hợp sản phẩm dầu gội với dầu xả Hope’s Relief để thấy hiệu quả tuyệt vời.

    Mẹ có thể đặt hàng chính hãng qua:

    Website: hopesrelief.com.vn

    Fanpage: Hope’s Relief Việt Nam

    Số điện thoại: 0965 630 888


    4. Lưu ý với việc điều trị cứt trâu lông mày ở trẻ sơ sinh

    Việc điều trị cứt trâu lông mày trẻ sơ sinh phải hết sức lưu ý

    Không nên bôi thuốc mỡ có chứa axit vì bé hay dịu vào mắt gây hỏng mắt

    Không nên sử dụng nước chanh lên vùng lông mày vi trong nước chanh có chứa axit nên sẽ dễ gây thương tổn lên vùng mắt của bé

    Không dùng tay để bóc lớp vảy, mảng bám cứt trâu trên da bé

    Nên sử dụng dầu dừa bôi vào vùng da bé để an toàn hơn.
     
  2. bottamnhanhung

    bottamnhanhung Đã đăng ký

    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Cứt trâu hay viêm da tiết bã nhờn là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, do cơ thể bé đang hoàn thiện nên cơ thể bài tiết nhiều, nếu vệ sinh không sạch sẽ da đầu sẽ bết dính và lâu ngày tạo thành mảng giầy gây ngứa ngáy, viêm nhiễm
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...