Con vật lập kỷ lục về sống nhanh, chết trẻ

Thảo luận trong 'Khám Phá' bắt đầu bởi tech, 21/10/15.

  1. tech

    tech Đã đăng ký

    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    IDP, Hanoi
    Một loài tắc kè hoa ở Madagascar có tên khoa học là Furcifer labordi dành phần lớn thời gian cuộc đời ở trong vỏ trứng. Sau khoảng 8 tháng ấp trong lòng đất, nó nở ra và chỉ sống thêm được 4-5 tháng nữa.

    Cuộc sống ngắn ngủi của loài tắc kè hoa Furcifer labordi


    Trong vòng chưa đến 60 ngày, kích cỡ cơ thể của con đực có thể tăng gấp 4 hoặc gấp 5 lần khi đạt đến độ trưởng thành. Không có loài động vật 4 chân nào khác được biết tới nay có tốc độ tăng trưởng nhanh và cuộc đời ngắn ngủi như vậy, nhà nghiên cứu Kristopher B. Karsten từ Đại học bang Oklahoma, nói.

    [​IMG]
    Một con tắc kè Furcifer labordi đang ngủ

    Hầu hết các loài thú, bò sát, chim và các loài lưỡng cư điển hình có tuổi thọ từ 2 đến 10 năm. Một số loài, trong đó có rùa và con người có thể sống đến cả thế kỷ. Chỉ một số ít động vật có tuổi thọ một năm, như 9 loài thú có túi và 12 loài thằn lằn.

    Karsten khám phá ra chu kỳ sống lạ thường của loài tắc kè hoa Furcifer labordi một cách tình cờ. Chúng nở ra ào mùa mưa trong tháng 11, và lớn rất nhanh, dài thêm 2,6 mm mỗi ngày - nhanh hơn nhiều các loài thằn lằn được biết trước đây. Đến độ thành thục, con cái đào cát để đẻ trứng, rồi phủ đất lên. Trứng sẽ đợi đến mùa mưa, trong vòng 8-9 tháng sau đó, và tất cả các con trưởng thành đều chết.

    [​IMG]
    Con tắc kè Furcifer labordi đực

    "Thật kinh ngạc khi nghĩ rằng phần lớn thời gian trong năm, loài tắc kè này chỉ hiện diện duy nhất bằng những quả trứng đang phát triển trong lòng đất", một thành viên nhóm nghiên cứu nói.

    Các tác giả cho rằng chu kỳ sống ngắn ngủi của tắc kè có thể là sự thích nghi với khí hậu thay đổi mạnh mẽ của Madagascar. Việc chết sớm có thể thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh hơn và đẻ sớm hơn.

    Phát hiện đã làm dấy lên vấn đề về sự bảo tồn các loài vật có cuộc sống ngắn ngủi, đặc biệt trên đảo Madagascar nơi có đa dạng sinh học rất cao trong khi các cánh rừng đang bị phá hủy nhanh chóng.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...