Con bạn liệu có gặp khó khăn khi học ngoại ngữ thứ hai trong tương lai không?

Thảo luận trong 'Dạy con ngoại ngữ' bắt đầu bởi Shift, 14/8/15.

  1. Shift

    Shift Đã đăng ký

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    52
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    [​IMG]

    [​IMG]

    Bạn đang tự hỏi không biết đến bao giờ con bạn mới nói được tiếng Anh ư? Câu trả lời có thể nằm trong ánh mắt của trẻ.

    Theo một nghiên cứu mới, những đứa trẻ thường nhìn thẳng vào mắt bạn, sau đó nhìn vào đồ vật mà bạn đang nhìn sẽ học ngoại ngữ thứ hai dễ dàng hơn các trẻ khác. Đó là vì các bé thực hiện hành vi “dịch chuyển ánh mắt” – một hành vi xã hội thời kỳ đầu – càng nhiều thì bé lại càng thu nhận được nhiều thông tin giúp bé hiểu được ngôn ngữ đang nói.

    Kết quả này đã củng cố thêm một nghiên cứu trước đó, cũng được thực hiện bởi đội nghiên cứu này, trong đó chỉ ra liên kết giữa việc dịch chuyển ánh mắt và khả năng tiếp thu ngôn ngữ nâng cao cũng như các kỹ năng xã hội của các học sinh cấp 1.

    Nghiên cứu nhỏ này được đăng trên chuyên san Tâm lý học thần kinh Phát triển phiên bản trực tuyến, trong đó có sự tham gia của 17 em bé, tất cả đều khoảng 10 tháng tuổi và đều đến từ những gia đình sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. Trong 4 tuần, những em bé này trải qua 12 buổi học, mỗi buổi kéo dài 25 phút, trong đó các bé được đọc sách, nói chuyện và chơi đùa bằng tiếng Tây Ban Nha. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ thể hiện hành vi dịch chuyển ánh mắt trong các buổi học này có hoạt động não tăng cao ở vùng não liên quan tới việc học tập ngôn ngữ.

    “Chúng tôi đã phát hiện ra rằng mức độ theo dõi thông qua ánh nhìn hướng tới người dạy học và các loại đồ chơi mà họ cầm trong tay có liên quan tới các số liệu hoạt động não bộ về quá trình học tập ở trẻ nhỏ. Điều này cho thấy rằng các hành vi xã hội có thể cung cấp những thông tin có ích cho trẻ trong những tình huống phức tạp trong việc học tập ngôn ngữ tự nhiên,” Patricia Kuhl, đồng tác giả nghiên cứu kiêm giám đốc Viện Khoa học Học tập và Não bộ thuộc đại học Washington cho biết.

    Do vậy, bạn có thể tưởng rằng em bé nhà bạn chỉ ngồi đó nghe bạn nói chuyện với bé, nhưng trên thực tế, não bộ của bé đang đưa ra những mối liên hệ đáng ngạc nhiên. “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng khả năng tham gia vào các tình huống xã hội sẽ đóng góp vào khả năng học tập ngôn ngữ của trẻ nhỏ; chúng không chỉ là những người nghe ngôn ngữ một cách thụ động,” Rechele Brooks, đồng tác giả nghiên cứu và là phó giáo sư nghiên cứu tại Viện Khoa học Học tập và Não bộ cho biết. “Chúng tập trung chú ý và thể hiện cho cha mẹ biết rằng chúng sẵn sàng học tập trong khi nhìn qua nhìn lại. Đó chính là lúc quá trình học tập diễn ra mạnh mẽ nhất.”
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...