Bình Luận CNET Đánh giá về chiếc BPhone của Việt Nam

Thảo luận trong 'CHỦ ĐỀ NÓNG' bắt đầu bởi trantiencong, 4/8/15.

  1. trantiencong

    trantiencong Sống để hưởng thụ Thành viên BQT CEO/FOUNDER

    Bài viết:
    1,221
    Đã được thích:
    338
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Gặp gỡ nhà sản xuất smatphone Việt muốn trở thành Apple tiếp theo

    Hành trình 2015: BKAV, công ty kinh doanh phần mềm bảo mật, trở thành người tiên phong trong việc thiết kế và sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là: Ai sẽ mua ?

    Hà Nội, Việt Nam - Ánh đèn trong phòng họp nhấp nháy vài lần rồi tắt ngúm. Âm thanh từ những chiếc điều hòa nhiệt độ vụt tắt, bầu không khí u ám bao trùm cả căn phòng của tập đoàn công nghệ đang cố chen chân vào thị trường nhộn nhịp của điện thoại thông minh.

    Tôi đang có mặt tại trụ sở của BKAV, một doanh nghiệp VN kiếm tiền bằng việc kinh doanh phần mềm bảo mật nhưng đang mon men muốn bước chân vào thị trường điện thoại thông minh trị giá hàng tỉ đô (2,2 tỉ đô). Bên trong tòa nhà trọc trời cao nhất thành phố, tháp Keangnam Hà Nội - Giữa bài thuyết trình về chiếc điện thoài đầu tiên của công ty, điện đóm chậm chờn đôi lần.

    Vào đầu tháng sáu, vài tuần trước khi tôi đến đây. BKAV giới thiệu Bphone, và chào hàng là chiếc điện thoại thông minh đầu tiên được thiết kế và sản xuất tại VN. Một siêu phẩm với 6 phiên bản và có giá từ 450$ đến 925$ gợi nhớ đến chiếc iPhone 4 -- nhưng được phóng to, màn hình hiển thị 5-inch đập chết tươi 3.5-inch.

    Mục tiêu của BKAV là trở thành một phần của cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra ở VN. Hầu hết nguồn vốn đầu tư trong nước đến từ các công ty nước ngoài nhằm tìm cách giảm giá thành cho thiết bị của họ. Đó là lý do là tại sao BKAV, một công ty trong nước đứng ra với mục tiêu tạo ra một chiếc điện thoại cao cấp cho người Việt. Trong nhiều cách, BKAV chọn giải pháp đi theo hướng của Xiaomi Trung Quốc đó là xây dựng sự tín nhiệm trên toàn thế giới dành cho Bphone bắt đầu từ việc thu hút thị trường nội địa.

    Định hướng của BKAV là đánh vào thị trường cao cấp

    Sản xuất smartphone cao cấp "là mơ ước của tất cả các tập đoàn công nghệ trên thế giới" - Ta Minh Hoang, giám đốc mảng di động, người đứng đầu trong quá trình phát triển Bphone cho hay. "Sản xuất smartphone cũng là mơ ước của chúng tôi vì chúng tôi muốn trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới."

    [​IMG]

    Ngưởi Việt Nam không ngại chi tiêu cho các thiết bị điện tử. Năm qua, 24 triệu điện thoại di động được bán ra ở VN (tổng dân số khoảng 94 triệu người), theo Strategy Analytics. Nhu cầu điện thoại thông minh tại đây sẽ không ngừng gia tăng trong những năm tới.

    Nghe có vẻ tuyệt vời đối với BKAV nhỉ ? Vấn đề là chả người Việt nào hào hứng với cái điện thoại "made-in-Viet Nam". Họ hạnh phúc với những chiếc iPhone hoặc những chiếc Galaxy đến từ Samsung. Với thu nhập bình quân thấp hơn 150$/tháng, giá của Bphone quá tầm với của đại bộ phận người tiêu dùng.

    Bản chất khoe khoang của CEO BKAV -- người chém gió Bphone là smartphone tốt nhất thế giới - cũng đi ngược với truyền thống khiêm nhường của người Việt Nam, điều này khiến nhiều người quay lưng với Bphone. Nhiều người khác nghi ngờ về khả năng tự thiết kế và sản xuất Bphone của BKAV.

    "Nếu các anh không thể chứng minh được việc các anh tự sản xuất linh kiện và cho mọi người biết nhà máy của các anh nằm ở đâu, sao các anh có thể nói nó được làm tại Việt Nam ?". Thành viên với nickname Nổ Banh Nhà Lầu đã comment trong một chủ đề về Bphone vào tháng 5.

    Thiết kế tại Việt Nam

    Nơi tôi đến tiếp theo là nhà máy BKAV. Một "khu phức hợp công nghiệp" được bao phủ bởi tôn màu xanh. Một trong hai địa điểm BKAV sản xuất Bphone, cách trụ sở BKAV chỉ 10 phút lái xe.

    Khi tôi đếm thăm nhà máy lắp ráp điện thoại của BKAV, có khoảng 30 người trong đồng phục màu xanh và trắng. Có một sự pha trộn giữa đồng phục bác sỹ và đồng phục của thợ cơ khí. Mọi người đeo găng tay vải trắng, khẩu trang (loại bác sỹ dùng trong phòng phẫu thuật) và mũ vải màu xanh có vành để tránh tóc không rơi vào các chi tiết của điện thoại.

    Công nhân ngồi trên những chiếc ghế xoay văn phòng,trước mặt họ là dây truyền lắp ráp màu xanh lá nhỏ và dài, trông như bàn chơi bóng bàn. Mỗi người đảm nhiệm một công đoạn như phủi bụi các linh kiện hoặc ráp nắp lưng. Thông thường, sẽ có khoảng 100 người trong nhà máy, nhưng xui cho tôi là lại đến vào giờ ăn trưa nên le que có vài mống.

    [​IMG]

    Khoảng 50 người khác làm việc tại nhà máy cơ khi của BKAV gần đó, tạo ra các bộ phận như khung kim loại, khay SIM, và hộp loa của Bphone. Họ cũng chịu trách nhiệp xây dựng những bản mẫu của thiết bị trước khi thuê các đối tác để sản xuất chúng. BKAV có kế hoạch mở một nhà máy lớn tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc ở ngoại thành Hà Nội, cách 30 km từ nhà máy hiện tại, "khi chúng tôi nhận được phản hồi tốt từ thị trường", ông Vũ Thanh Thắng, phó chủ tịch và giám đốc phần cứng của BKAV cho biết.

    BKAV đã đầu tư khoảng 20 triệu USD, với sự hỗ trợ của 200 kỹ sư và mất bốn năm để phát triển chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của họ. Tất cả các chi tiết của chiếc điện thoại bao gồm cấu trúc bo mạch đều được thiết kế bởi BKAV, kết hợp cùng vi xử lý của Qualcomm, và được cài đặt trên nền phiên bản mới nhất của Android, hệ điều hành cho thiết bị di động từ Google được sử dụng phần lớn cho nhiều điện thoại trên thế giới. Hệ điều hành Bphone, hay còn gọi là BOS, được đóng gói gồm nhiều ứng dụng do BKAV thiết kế, bao gồm trình duyệt Bchrome và phần mềm gọi điện nền internet Btalk. Ngoài ra một tính năng không thể không nhắc đến của BOS chính là: phần mềm diệt virus.

    BKAV dùng cái mác "made-in-Vietnam" làm một trong những điểm trọng tâm để đánh vào thị hiếu người tiêu dùng.

    "Chúng tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy Việt Nam có thể làm ra các sản phẩm cao cấp như Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc", Bạch Thanh Lê, phó chủ tịch và giám đốc thông tin của BKAV cho biết.
    [​IMG]

    Nhưng việc Bphone sử dụng linh kiện từ các công ty nước ngoài khiến nhiều người hoài nghi. Trước khi Bphone được tung ra thị nhiều trường, nhiều câu hỏi được đặt ra là liệu Bphone thực sự được thiết kế và sản xuất ở Việt Nam hay thực tế là một chiếc điện thoại được làm tại Trung Quốc. Một số nhà cung cấp ở Việt Nam khác, chẳng hạn như Mobiistar, sản phẩm của họ được thiết kế và xây dựng bởi các nhà sản xuất Trung Quốc dưới thương hiệu Mobiistar. Một cuộc tranh luận nổ ra về việc liệu BKAV có được phép gắng mác "made in VietNam" cho Bphone hay không khi mà nó sử dụng linh kiện từ những nhà sản xuất nước ngoài, như bộ xử lý từ Qualcomm.

    "Tại sao một số người nghĩ rằng Bphone không phải là điện thoại Việt ?" CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng cho biết qua e-mail. "Bởi vì thật khó để tin rằng Việt Nam có thể thiết kế và sản xuất một chiếc điện thoại thông minh hàng đầu thế giới."

    'Quảng nổ'

    CEO 40 tuổi của BKAV không được xem là một người khiêm tốn. Ông xây dựng phiên bản đầu tiên của phần mềm diệt virus BKAV vào năm 1995 khi đang là sinh viên đại học năm ba, ông thành lập công ty và tiến hành thương mại hóa phần mềm của mình một thập kỷ sau đó. Hiện nay, BKAV là một trong những công ty làm phần mềm bảo mật lớn nhất tại Việt Nam,với một chi nhánh tại Mountain View, California - trung tâm của thung lũng Silicon.

    Quảng được biết đến như một người nghiện công việc, ngoài ra ông cũng được biết đến với biệt danh - "Quảng nổ" hay "Quảng quăng bom" vì sự khoác lác của mình.

    Khi lần đầu giới thiệu Bphone vào tháng Giêng tại triển lãm điện tử tiêu dùng diễn ra tại Las Vegas, và một lần khác khi giới thiệu sản phẩm tại quê nhà Việt Nam vào tháng 5, Quảng gọi nó là một chiếc điện thoại "không thể tin được" và là một "kiệt tác". Ông ta cho rằng nó là smartphone tốt nhất thế giới.

    "Tôi tin chắc khi cầm nó trong tay, bạn cũng sẽ nghĩ như tôi: một trong những điện thoại thông minh đẹp nhất thế giới", ông Quảng cho biết tại sự kiện tháng Năm, theo phụ đề tiếng Anh của một video từ BKAV.

    Quảng bỏ ngoài tai mọi lời chỉ trích, ông cho rằng ca ngợi sản phẩm của công ty là chuyện bình thường ở một giám đốc điều hành, ngay cả khi cách làm này không phổ biến ở Việt Nam.

    Đối với một số người, sự khoa trương này lại tỏ ra có hiệu quả. Nguyễn Việt Phú - một người dân sống tại Hà Nội và đang làm việc tại đài truyền hình quốc gia - đã mua một chiếc Bphone 64 GB viền sâm banh nay khi nó được bán ra. Anh muốn xem những gì mà một chiếc điện thoại Việt có thể làm, sau khi làm mất chiếc iPhone 5S của mình.

    "Bphone thực sự là một chiếc điện thoại có thiết kế đẹp," anh cho biết qua e-mail. "Tôi rất hài lòng với nó."

    Tuy nhiên, với phần đông những người khác, sự khoác lác của Quảng và BKAV đã bị phản tác dụng. Và vẫn có rất nhiều người ở Việt Nam không hề biết đến sự tồn tại của Bphone. Một cặp vợ chồng nhìn vào chiếc Bphone được trưng bày trong một cửa hàng điện tử lớn gần khu phố Pháp sang trọng ở Hà Nội cho biết họ chưa bao giờ nghe nói về chiếc điện thoại này.

    Sự ưa chuộng dành cho Apple và Samsung

    Danh tiếng của BKAV chính là vấn đề mấu chốt. Ngay cả những ông lớn đang trên bờ vực thẳm như Nokia hay Sony vẫn dành được nhiều sự quan tâm hơn BKAV.

    Các tấm biển quảng cáo từ Apple và Samsung thường là những thứ đập vào mắt người tiêu dùng khi họ bước vào một cửa hàng kinh doanh thiết bị điện tử. Gần như mỗi block nhà tại Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, đều có một cửa hàng bán iPhone hoặc sử dụng logo của Apple để thu hút khách hàng. Phố Đặng Dung ở trung tâm của thành phố có một cửa hàng cầm đồ, sau khi nhận cầm cố và tiến hành thanh lý -- cái gì nào ? -- iPhone và iPad. Logo của Apple xuất hiện khắp mọi nơi, từ mũ bảo hiểm xe máy tới cái áo khoác màu hồng của cô thợ may ở Hội An. Điều này rất phổ biến dù cho Apple không có bất cứ cửa hàng chính thức nào ở Việt Nam.

    "Tôi không có đủ tiền ngay lúc này, nhưng nếu có, tôi sẽ mua một chiếc iPhone", Đạo Đạt, 20 tuổi, một người làm việc bán thời gian trong khi đang theo học tiếng Anh để trở thành trợ giảng, cho biết qua thông dịch viên tại cửa hàng VinPro. Anh cần phải dành dụm cả năm mới đủ tiền mua chiếc iPhone 6.

    Phổ biến không kém là các cửa hàng bán thiết bị của Samsung, các biển quảng cáo từ công ty Hàn Quốc tràn ngập đường phố. Samsung đã đầu tư gần 9 tỷ đô trong bảy năm qua để xây dựng nhà xưởng phục vụ cho việc lắm ráp các thiết bị mới nhất của họ. Hơn một nửa số smartphone bán ra tại Việt Nam trong quý đầu tiên đến từ Apple và Samsung, theo Strategy Analytics.

    BKAV gần như vô hình trong thế giới smartphone. Thách thức của công ty là làm sao thuyết phục người tiêu dùng từ bỏ thương hiệu yêu thích của họ và đến với một chiếc điện thoại made in Việt Nam, hơn nữa còn phải bỏ ra hàng trăm đô la cho nó. Giám đốc điều hành BKAV tuyên bố mua Bphone người tiêu dùng có được một chiếc điện thoại cao cấp với giá chỉ khoảng một nửa so với số tiền phải bỏ ra để sỡ hữa một thiết bị như iPhone hay Galaxy S. Nhưng nếu đã quyết định bỏ ra hàng trăm đô la, tại sao không mua những thương hiệu cao cấp ?

    "Giá quá cao", một người dùng có tên Anh Tuấn đã viết trong một bài đăng trực tuyến. "Tôi là một người yêu nước và sẵn sàng ủng hộ sản phẩm made in Việt Nam miễn là chất lượng tương đương với giá thành. Đừng để lòng yêu nước của bạn bị lợi dụng cho mưu đồ tiếp thị."

    Sự hạn chế trong phương thức bán hàng cũng là nguyên nhân khiến bphone khó mà thành công. Việt Nam là đất nước mà ở đó hầu hết người tiêu dùng chỉ mua sản phẩm khi đã được thấy tận mắt, sờ tận tay. Ở Trung Quốc Xiaomi tẩu tán được hàng triệu chiếc điện thoại chớp nhoáng bằng phương thức bán hàng online. Còn ở Việt Nam, cũng là bán online nhưng BKAV lại bán theo đợt. Đợt mở bán đầu tiên là ngày 2/6, đợt tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 8.

    BKAV bán được 11,822 chiếc Bphone trong suốt đợt mở bán đầu tiên, một con số lèo tèo nếu so với 2.1 triệu điện thoại mà Xiaomi đã bán vỏn vẹn chỉ 12 giờ trong tháng 4 hay 10 triệu iPhone 6 và 6+ mà Apple đã bán trong tuần đầu tiên lên kệ vào năm 2014.

    Bán được nhiều sản phẩm không phải là mục tiêu hàng đầu, giám đốc điều hành BKAV cho biết, ưu tiên chính là tạo được ấn tượng tốt. BKAV tung ra chính sách trả lại hàng trong hai tuần đầu để cung cấp cho khách hàng thời gian để trải nghiệm thiết bị - một chính sách độc đáo gần như không có hãng nào thực hiện tại Việt Nam, nơi mà một khi hàng đã bán xong là hết trách nhiệm.

    Nhưng doanh số bán hàng sẽ là vấn đề mà BKAV buộc phải lưu tâm nếu muốn tiếp tục tồn tại trên thị trường. Tương lai, BKAV muốn mở rộng việc kinh doanh sang các thị trường khác ở Châu Á như Ấn Độ, và thậm chí là Mỹ trong năm tới hoặc sau đó. BKAV đã hợp tác với Qualcomm để làm việc với các hãng viễn thông trong đó có Verizon và AT&T, 2 hãng hàng đầu của Mỹ.

    "Thị trường toàn cầu là mục tiêu cuối cùng của chúng tôi, như cái cách mà Apple hay Samsung đã làm", ông Lê nói. Nhưng nếu phản ứng của thị trường nội địa không khả quan, chúng tôi khó có thể đi xa hơn. Vì vậy, trong tương lai gần, chúng tôi phải thuyết phục được người dân Việt Nam tin tưởng vào sản phẩm này."



    Theo CNET!
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...