Chế độ ăn cho bệnh nhân xơ gan

Thảo luận trong 'GIA ĐÌNH SỐ' bắt đầu bởi peacelife, 14/11/19.

  1. peacelife

    peacelife Đã đăng ký

    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nam
    Trong cơ thể, gan là một cơ quan quan trọng đóng vai trò sống còn trong cơ thể. Vì vậy khi gan bị tổn thương, chức năng gan bị suy giảm thì rất cần có 1 chế độ ăn hợp lý có lợi cho sức khoẻ lá gan. Một chế độ ăn uống hợp lý giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, giúp bệnh nhân cải thiện được các triệu chứng và phòng ngừa được các biến chứng, đồng thời không làm tăng gánh nặng cho gan.

    Người bị bệnh xơ gan có nhu cầu về chất đạm tương tự như người bình thường. Trung bình người lớn cần mỗi ngày khoảng 1g protein cho mỗi kg cân nặng, nghĩa là một người nặng 50kg cần khoảng 50g protein. Những thức ăn có nhiều chất đạm là thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt (chứa 20% protein), cá (20%), trứng (13%), ngũ cốc (10%), sữa (3%). Khi bệnh nhân xơ gan bị lơ mơ hay hôn mê, phải ngưng ăn chất đạm hoàn toàn vì lúc này nếu vẫn bổ sung chất đạm cho người bệnh thì sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.

    Cần cân đối giữa các thành phần như chất đường, chất đạm, rau và các loại trái cây. Người mắc bệnh xơ gan nên ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm giàu kali như chuối tiêu, đu đủ, rau ngót, rau lang...

    Bệnh nhân bị báng bụng phải hạn chế ăn muối, nước mắm và các loại thức ăn mặn.

    Hạn chế mỡ động vật, thay mỡ động vật bằng dầu và bơ thực vật. tránh các loại thức ăn và các cách chế biến làm cho bệnh nhân khó dung nạp như phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, bắp cải, rượu, bia, cà phê, trà đặc…

    Tuyệt đối không được uống rượu, bia và các chất có cồn bởi vì nếu uống rượu sẽ làm cho biến chứng như giãn tĩnh mạch thực quản xảy ra, gây nguy hiểm cho người bệnh khi xảy ra hiện tượng nôn ra máu.

    Đối với bệnh nhân xơ gan mất bù (phù, cổ trướng)

    Chế độ ăn vô cùng quan trọng và cần lưu ý như sau:

    + Ăn lỏng, mềm, không nên ăn nhiều chất xơ có thể gây vỡ tĩnh mạch thực quản

    + Ăn thức ăn nhiều chất đạm, nhất là đạm dễ tiêu: Cá, tôm,...

    + Thức ăn có nhiều vitamin nhóm B, K.

    + Ăn nhạt để tránh ứ nước trong cơ thể.

    + uống đủ nước mỗi ngày, không uống quá nhiều.

    + Theo dõi lượng nước tiểu: Chú ý cân bằng lượng nước vào và đào thải.

    + Bỏ các thức uống có tính kích thích, gây độc cho gan: rượu, bia, cà phê, chè đặc.

    + Nên dùng các thức uống, đồ ăn có tính lợi mật, nhuận gan như: chè nhân trần, artiso, hạt dành dành, nghệ, lá gai, lá chanh...

    Bệnh nhân vị xơ gan:

    Bệnh nhân cần cung cấp nhiều protid (1,5-2 g/kg mỗi ngày) và glucid, nhiều vitamin nhóm B, vitamin K. Khi có cổ trướng cần ăn nhạt. Nếu tĩnh mạch thực quản giãn, cần tránh thức ăn có nhiều xơ cứng, đề phòng cọ xát gây vỡ tĩnh mạch do thức ăn. Chế độ ăn trong điều trị xơ gan cần áp dụng kéo dài khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn nữa.

    Nếu bệnh nhân có nguy cơ bị hôn mê gan (do gan suy nặng), cần hạn chế chất đạm do protid không hấp thu được sẽ đọng lại trong ruột sinh ra nhiều NH3, ngấm vào máu gây độc cho hệ thần kinh.

    Đồng thời với chế độ ăn trong điều trị xơ gan, cần tăng cường các vitamin nhóm B như B1, B2, PP và các axit amin.

    Thực đơn dành cho bệnh nhân xơ gan (giai đoạn tiến triển):

    7h: Sữa tách bơ 200 ml (sữa bột tách bơ 25 g, đường glucose 10 g), bánh bột khoai hấp 2 cái (bột khoai lang hoặc khoai sọ 50 g, đường glucose 20 g).

    11h: Cháo thịt (gạo 100 g, thịt nạc 30 g, dầu 5 g, hành 5 g), chuối tiêu 100 g.

    14h: Nước mía 250 ml.

    16h: Súp rau thịt + bún (bún 150 g, bắp cải 100 g, khoai tây 150 g, hành, mùi 10 g, dầu 5 g), quýt ngọt 200 g.

    19h: Chè bột sắn dây 200 ml (bột sắn 25 g, đường glucose 15 g).
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...