Chế độ dinh dưỡng Cẩm nang dinh dưỡng cho người ung thư đại trực tràng

Thảo luận trong 'UNG THƯ' bắt đầu bởi Trần Mỹ, 7/4/21.

  1. Trần Mỹ

    Trần Mỹ Đã đăng ký

    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Tổng quan về ung thư đại trực tràng
    Dinh dưỡng cho người ung thư đại trực tràng – Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến ở nhiều quốc gia. Theo Globocan 2020, ung thư đại trực tràng đứng ở vị trí thứ 5 về tần suất phổ biến của bệnh. Đại trực tràng, hay còn gọi là ruột già, là một phần của hệ tiêu hóa. Ung thư đại trực tràng hầu như từ các khối u, được gọi là polyp đại trực tràng hình thành trong niêm mạc của đại tràng. Tuy nhiên, không phải tất cả các polyp đều phát triển thành ung thư.

    Triệu chứng
    Ung thư đại trực tràng thường không được chú ý, bởi ban đầu bệnh thường không gây ra bất kì triệu chứng nào. Các triệu chứng cảnh báo liên quan ung thư đại tràng:

    • Rối loạn tiêu hóa kéo dài.
    • Sụt cân bất thường.
    • Rối loạn đại tiện, bài tiết phân.
    • Đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài.
    • Phân mỏng, dẹt so với bình thường.
    • Phân lẫn máu
    • Mệt mỏi và suy nhược…
    Yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng
    • Tuổi: tỉ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi, thường gặp ở những bệnh nhân >50 tuổi.
    • Tiền sử gia đình: nguy cơ mắc bệnh tang nếu trong gia đình có nhiều hơn một người đã từng mắc bệnh.
    • Thói quen ăn uống: ăn ít chất xơ, giàu chất béo…
    • Béo phì, ít vận động.
    • Hút thuốc, uống nhiều rượu bia.
    • Đái tháo đường type 2.
    Nguy cơ dinh dưỡng
    Hiện nay, nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng hợp lý trong suốt quá trình điều trị, dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng, suy kiệt trầm trọng. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Bên cạnh đó, còn làm tăng tỉ lệ biến chứng, nhiễm trùng và thậm chí dẫn đến tử vong.

    Suy dinh dưỡng thường gặp ở những bệnh nhân ung thư và đang điều trị phẫu thuật ung thư đại trực tràng. Bên cạnh đó, các yếu tố liên quan vị trí khối u, loại u, giai đoạn ung thư, phương pháp xạ trị/ hóa trị trước phấu thuật, có thể khiên bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.

    Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư khác suy dinh dưỡng do đói đơn thuần. Nguyên nhân và hậu quả nghiêm trọng của suy dinh dưỡng trong ung thư bao gồm chán ăn, suy mòn, suy nhược cơ. Đây là kết quả của việc ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến cạn kiệt nguồn dự trữ chất béo và khối lượng cơ trong cơ thể, cuối cùng giảm chức năng vận động. Bên cạnh đó, người bệnh ung thư còn bị kém hấp thu chất dinh dưỡng, hoặc giảm lượng thức ăn vào do loét miệng, tiêu chảy, nôn mửa, tắc ruột.

    Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
    Nhân trắc học là số đo bên ngoài của thành phần cơ thể và có vai trò quan trọng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Các số đo nhân trắc học phản ánh tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng và có thể dự báo sức khỏe, khả năng sống sót.

    Để đánh giá TTDD cho người trưởng thành ở các nước trong khu vực châu Á thì tổ chức WHO khu vực Tây Thái Bình Dương (WPRO) và Hội Nghiên cứu béo phì Quốc tế đã phối hợp với Viện Nghiên cứu bệnh đái tháo đường Quốc tế (IDI) đưa ra khuyến nghị sử dụng ―chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI):

    BMI = Cân nặng (kg) / (( Chiều cao ) * (Chiều cao ) (m) )

    Phân loại BMI:

    Chỉ số BMI Đánh giá
    BMI < 16 Thiếu năng lượng trường diễn độ 3
    16< BMI < 16,9 Thiếu năng lượng trường diễn độ 2
    17 < BMI < 18,49 Thiếu năng lượng trường diễn độ 1
    18,5 < BMI < 22,9 Bình thường
    23 ≤ BMI < 24,9 Thừa cân (tiền béo phì)
    25 ≤ BMI < 29,9 Béo phì độ 1
    BMI > 30 Béo phì độ 2
    Nhu cầu năng lượng – dinh dưỡng cho người ung thư đại trực tràng
    • Năng lượng: 30-35 kcal/kg/ngày (một số trường hợp đặc biệt, có thể cần tới 40-50 kcal/kg/ngày).
    • Protein: 12-20% năng lượng khẩu phần, trong đó protein động vật chiếm 30-50%.
    • Lipid: 18-25% năng lượng khẩu phần, trong đó:
    + 1/3 acid béo no

    + 1/3 acid béo không no một nối đôi (MUFA): dầu mè, dầu oliu, phô mai, sữa chua,…

    + 1/3 acid béo không no nhiều nối đôi (PUFA) và khuyến cáo EPA: 2g/ngày.

    Omega-3: cá biển sâu, hạt chia, quả óc chó, hạt bí ngô, đậu nành, cải bó xôi… Ăn 150g cá biển sâu/ lần và ăn 2-9 lần/tuần thì cung cấp đủ omega-3 theo nhu cầu cơ thể.

    Omega-6: dầu bắp, dầu nành, dầu hướng dương…

    • Glucid: 60-70% năng lượng khẩu phần.
    • Vitamin, khoáng chất và chất xơ theo nhu cầu khuyến nghị cho người bình thường khỏe mạnh là 300g rau xanh + 200g trái cây/ ngày.
    • Nước: 30-40 ml/kg cân nặng/ngày.
    Dinh dưỡng cho người ung thư đại trực tràng
    Chế độ dinh dưỡng và béo phì là một trong những nguyên nhân gây ung thư tại ruột. Một số yếu tố liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng:

    • Duy trì cân nặng hợp lý và cố gắng vận động thể lực mỗi ngày.
    • Chế độ ăn lành mạnh: cân bằng đủ các chất dinh dưỡng.
    • Thực phẩm từ nguồn động vật: là nguồn cung cấp protein dồi dào, hàm lượng chất béo thay đổi tùy loài cụ thể.
    • Thực phẩm có nguồn gốc từ chính thịt động vật (thịt, cá, gia cầm…):
    + Đối với thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn…), thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Mối liên quan giữa thịt và nguy cơ ung thư ruột, được giải thích là do sự hiện diện của nitrosamine, heterocyclic amines (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) là các chất được hình thành trong quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, đây là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, vitamin B12 và sắt. Do vậy chỉ nên ăn thịt đỏ 2 lần/ tuần và không quá 300g mỗi tuần.

    + Cá, hải sản, thịt gia cầm cung cấp sắt, protein và kẽm. Đây là những loại thực phẩm tốt giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư đại trực tràng và có thể thay thế thịt đỏ. Bên cạnh đó, cá và hải sản còn là nguồn cung cấp omega-3 tốt cho tim mạch.

    Khuyến khích:

    • Kết hợp với khẩu phần ăn chứa vitamin C (từ trái cây, cà chua..) để nhằm tăng cường hấp thu sắt.
    • Chọn thịt gia cầm nạc, không da. Ví dụ: ức gà bỏ da…
    • Thực phẩm được sản xuất từ động vật (trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa…). Trên thế giới có nhiều nghiên cứu cho rằng có mối liên quan giữa sữa và các chế phẩm từ sữa với ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, các sản phẩm sữa nói chung, chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu. Do vậy, nên lựa chọn các sản phẩm sữa tách béo hoặc ít béo, sữa không chứa lactose, sữa chua, sữa đặc trị cho người ung thư hoặc các chế phẩm từ sữa như phomai,…
    • Sản phẩm từ sữa ít béo là nguồn cung cấp thêm canxi và protein.
    + Casein và lactose trong sữa làm tăng khả dụng sinh học của canxi.

    + Các chất dinh dưỡng/ thành phần hoạt tính sinh học khác: lactoferrin, vitamin D, vi khuẩn sản xuất acid lactic… bảo vệ chống lại ung thư đại trực tràng.

    Mặc dù sữa có nhiều canxi nhất, tuy nhiên có thể bổ sung thêm canxi từ các nguồn khác như đậu phộng, bông cải xanh, đậu phụ, rau bina…

    • Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ (trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…):
    Ngũ cốc nguyên hạt, đậu hạt chứa tinh bột, protein, chất xơ, vitamin B (nguồn cung cấp folate dồi dào, quyết định đến quá trình methyl hóa ADN, duy trình tính toàn vẹn và ổn định ADN) và các vi chất dinh dưỡng khác tâp trung nhiều nhất ở mầm và lớp ngoài của hạt.

    • Các loại tinh chế ngũ cốc nguyên hạt (gạo trắng, bánh mì,…) thường được loại bỏ mầm và các lớp bên ngoài của hạt làm giảm lượng chất xơ và vi chất dinh dưỡng.
    • Các loại rau được chia thành các nhóm tùy theo hàm lượng tinh bột:
    + Giàu tinh bột: khoai tây, khoang lang, sắn, khoai mỡ…Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều khoai tây và khoai tây chiên có thể làm tăng nguy cơ tái phát ung thư đại trực tràng. Do vậy, giống như tinh bột, khi ăn các loại rau giàu tinh bột chỉ nên chiếm khoảng ¼ phần ăn.

    + Ít/ không chứa tinh bột: cà rốt, củ cải, các loại rau lá xanh.

    • Rau là nguồn dinh dưỡng và chế độ ăn nhiều rau có liên quan đến việc giảm nguy cơ tái phát ung thư đại trực tràng. Khuyến khích:
    + Cố gắng ăn 2 phần rau cho cả bữa trưa và bữa tối.

    + Rửa rau cẩn thận để loại bỏ thuốc, chất hóa học.

    + Khi sơ chế rau, cố gắng giữ nguyên vỏ, đây là nơi chứa chất dinh dưỡng.

    Chất xơ không hòa tan có khả năng giảm nồng độ acid mật trong phân, giúp giảm nguy cơ tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư.

    Nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ chứa nhiều magie, giúp thúc đẩy sự ổn định bộ gen và sửa chữa ADN, hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

    Trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có giá trị dinh dưỡng và cũng liên quan đến việc giảm nguy cơ tái phát ung thư đại trực tràng. Có thể ăn trái cây trong bữa ăn hoặc như đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn.

    + Rửa trái cây cẩn thận trước khi ăn.

    + Chọn trái cây tự nhiên, trái cây tươi

    + Sử dụng nước ép trực tiếp từ trái cây tươi thay vì “thức uống trái cây” và giới hạn với 1 ly/ ngày.

    + Thêm phần trái cây vào bữa sáng để cảm thấy ngon miệng hơn.

    + Đối với trường hợp ảnh hưởng dinh dưỡng trong quá trình điều trị ung thư (đau miệng, giảm khảu vị, chán ăn…):

    • Súc miệng trước khi ăn
    • Chia bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ để cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cần thiết.
    • Dùng thức ăn lạnh hoặc nguội, thay vì thức ăn nóng.
    • Hạn chế thức ăn cứng, thô, sống, các thức ăn chiên giòn, nóng giòn. Nên chế biến bằng cách nấu mềm, đơn giản, hoặc có thể cắt nhỏ, nghiền nhuyễn, xay nát nếu cần.
    Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người ung thư đại trực tràng
    Việc cung cấp các loại vitamin khác nhau (vitamin D, vitamin C, vitamin nhóm B) và các nguyên tố (selen, kẽm) ở bệnh nhân ung thư khó hơn người khỏe mạnh. Nguồn cung cấp vi chất dinh dưỡng điều hòa miễn dịch và chất chống oxy hóa, hoặc các nguồn cung cấp dự trữ hoặc ít có khả năng dự trữ (vitamin B1, vitamin K, vitamin C..). Việc thiếu vi chất dinh dưỡng có tác động tiêu cực đến tiến trình và hiệu quả điều trị nhằm tiêu diệt khối u, vì nó làm suy giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ biến chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

    Bên cạnh mục tiêu , bổ sung các vi chất do khối u gây ra, các vi chất còn tác động theo hướng có lợi đến quá trình bệnh, cụ thể:

    • Hỗ trợ làm lành vết thương, tái tạo mô
    • Chống suy mòn khối u
    • Cải thiện chất lượng cuộc sống và tiên lượng cho người bệnh.
    Các chất bổ sung đa sinh tố/ khoáng chất được xem là an toàn khi liều lượng hàng ngày nằm trong khuyến nghị của RDA.

    • Vitamin A, C, E, B6 và các nguyên tố vi lượng Zn, Mn, Cu có liên quan đến quá trình cải thiện hậu phẫu, làm lành vết thương .
    • Vitamin C: 500 – 2000 mg/ngày. Có nhiều trong các loại rau quả: ớt vàng, ớt đỏ, cần tây, rau giền, súp lơ, quả chanh, ổi, bưởi….
    • Vitamin A: 3 mg/ngày
    • Vitamin B6: 10 – 15 mg/ngày
    • Acid folic: 0,4 – 1 mg/ngày
    • Kẽm: 4 – 10 mg/ngày (trong trường hợp nồng độ huyết tương ban đầu thấp 40 mg/ngày). Có nhiều trong hải sản (sò, cua, ghẹ..), tim gà, gan lợn, lòng đỏ trứng gà, nhóm hạt (hạt điều, đậu hà lan, …)
    • Đồng: 1 – 2 mg/ngày
    • Selen được chứng minh là có ảnh hưởng đến sự chuyển hóa chất gây ung thư, quá trình phân chia, giải độc tế bào, và các chức năng của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, selen còn giúp giảm gánh nặng oxy hóa tế bào, giảm tỉ lệ đột biến và giảm tỉ lệ mắc ung thư liên tục. Selen có nhiều trong cá biển (cá ngừ, cá thu…), hải sản (sò, hàu, tôm hùm..), các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương… Tuy nhiên, selen dễ bị phá hủy khi thực phẩm được tinh chế hoặc chế biến qua nhiều công đoạn.
    • Omega-3 có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân sụt cân và suy mòn khối u: (1,5 – 2,0 g/ngày). Có nhiều trong dầu đậu tương, dầu oliu, nhóm cá (cá trích, cá thu, cá hồi), hải sản (sò, tôm,…)
    Những vấn đề Dinh dưỡng trong điều trị ung thư đại trực tràng
    Điều trị ung thư đại trực tràng bằng các hình thức như hóa trị, xạ trị… có thể gây nên một số các triệu chứng dinh dưỡng như:

    Sụt cân
    • Người bệnh ung thư cần được cung cấp đủ năng lượng trước và trong khi điều trị. Nhu cầu khuyến nghị theo khuyến cáo của ESPEN là 25-30 kcal/kg/ngày và Viện Dinh dưỡng là 30-35 kcal/kg/ngày.
    • Đối với bệnh nhân ung thư thừa cân – béo phì, nhu cầu năng lượng được tính dựa trên kg cân nặng lý tưởng.
    • Đối với bệnh nhân suy kiệt nặng, nhu cầu năng lượng được tính trên kg cân nặng thường có, sau đó tăng từ từ đến kg cân nặng lý tưởng.
    • Công thức tính cân nặng lý tưởng (CNLT):
    • CNLT = 22 x chiều cao* chiều cao (m)
    Nôn, buồn nôn
    • Khuyến khích bệnh nhân chia nhỏ bữa ăn, ăn thường xuyên, ăn chậm, nhai kĩ.
    • Tránh thực phẩm cay, chiên, ngọt, hàm lượng chất béo cao.
    • Không ăn thực phẩm quá nóng.
    • Nếu dạ dày không tốt, thử ăn lỏng hoặc thực phẩm dễ tiêu hóa (dạng gelatin,…)
    Tiêu chảy
    • Bù lượng nước mất do tiêu chảy.
    • Chia nhiều bữa ăn nhỏ.
    • Ăn thực phẩm giàu muối như natri và kali (chuối, cam, đào, nước ép mơ…)
    • Ăn thực phẩm chứa ít chất xơ không hòa tan.
    Táo bón
    • Uống nhiều nước hoặc đồ lỏng.
    • Ăn thức ăn giàu chất xơ (ngũ cốc nguyên hạt, đậu,…)
    Rối loạn nuốt
    • Cắt nhỏ, trộn, nghiền, xay thực phẩm. Lựa chọn thực phẩm mềm, ướt (khoai tây nghiền, ngũ cốc ninh nhừ..)
    • Uống nước từng ngụm nhỏ bằng ống hút, dùng đồ uống mát.
    • Không ăn thức ăn nóng, cay, cứng, giòn, không hút thuốc lá, các loại thức uống có cồn.
    • Chia nhiều bữa ăn nhỏ
    H&H Nutrition (https://dinhduongtoiuu.com/) là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn trong đó có trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, chậm phát triển chiều cao, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...