Cách xử lý khi trẻ mắc bệnh thủy đậu

Thảo luận trong 'CHĂM SÓC CON' bắt đầu bởi nguyenthuwinter, 29/3/17.

  1. nguyenthuwinter

    nguyenthuwinter Đã đăng ký

    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Mùa của bệnh thủy đậu là từ mùa xuân kéo dài sang đầu hè, để phòng tránh bệnh này cần ăn nhiều trái cây sạch, rau xanh, thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Đấy là cách phòng, còn cách chữa trị và xử lý khi mắc bệnh như thế nào? Mời bạn tìm hiểu thông tin dưới đây

    Thủy Đậu là gì?
    Do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster gây nên, chúng có thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 tuần. Triệu chứng dễ nhận thấy là cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sốt sau 24 – 28 giờ. Đến ngày thứ 3, xuất hiện phát ban trên da, mụn rát đỏ từ 1 – 3 mm, chứa dịch ở trong. Trường hợp nặng, mụn nước to hơn và sẽ có màu đục do chứa mủ.

    [​IMG]

    Bệnh này rất dễ bị lây truyền, chỉ cần người mang siêu vi thủy đậu nói, gắt hơi, ho,… các siêu vi sẽ theo nước bọt, bắn ra ngoài tan thành bụi, người hít phải bụi sẽ mắc bệnh ngay. Đa phần bệnh đều xảy ra ở trẻ nhỏ, trường hợp ít người lớn cũng mắc phải

    Biến chứng dễ gặp nhất của bệnh là nhiễm trùng da, để sẹo lõm gây mất thẩm mỹ. Nặng hơn, vi trùng từ mụn nước xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não,… Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh này rất nguy hiểm: ở 3 tháng đầu sẽ gây sẩy thai hay dị tật bẩm sinh ở thai nhi,…

    Để phòng ngừa bệnh, nên tiêm vaccine chống thủy đậu để cơ thể tạo kháng thể chống virus:

    - Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

    - Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa bị lần nào cũng tiêm 1 lần.

    - Trẻ em trên 13 tuổi, người lớn chưa mắc bệnh thì nên tiêm 2 lần, cách nhau từ 4-8 tuần.

    [​IMG]

    Nên làm
    Khi đã mắc bệnh, nên dùng nhiều thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, tăng cường collagen ngừa sẹo lõm. Một số loại quả như: Kiwi New Zealand, chanh, cam, bơ, dâu tây, dưa leo, cà chua,… là sự lựa chọn tốt nhất lúc này

    Sau khi lành bệnh, miệng vết mụn khô và lên da non, hãy dùng nghệ tươi để trị sẹo lõm. Rửa sạch và cạo lớp vỏ bên ngoài của nghệ để phần nước được tiết ra. Dùng thoa lên xung quanh vết sẹo mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, sáng dậy thì rửa sạch

    [​IMG]

    Nên tránh
    Để bệnh không bị diễn biến phức tạp và nhanh khỏi, bạn cần tránh các thực phẩm nhiều giàu mỡ, thức ăn nóng, có tính bổ dưỡng quá. Tránh gia vị cay nóng: gừng, hành, tỏi, hành tây, tỏi tây, hạt tiêu , mùa tạt, cà ri, thịt chót, thịt gan, thịt gà, ngỗ, hải sản, vải, long nhãn, mận, xoài chín, quả anh đào, rau muốn, hạt dẻ, đậu phộng, hạt dưa rang, đậu chiên.

    Đăc biệt, cần tránh tuyệt đối nhục quế vì chúng có tính đại nhiệt, thuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa, làm tổn hại âm chất, cực kỳ nguy hiểm cho bệnh nhân thủy đậu.

    Thực đơn hàng ngày cần thanh đạm nhưng đủ các chất dinh dưỡng, ở dạng lỏng hoặc nửa lỏng để dễ tiêu hóa như: cháo dậu xanh, cháo củ năng – lá tre non, cháo gạo nứt, cháo kim ngân, đậu đen, cà rốt, củ cải trắng, bí đao, rau sam, rau má, rau dền, cải bắp, cải thảo, rau diếp,…

    Một số món ăn lành cho bệnh nhân
    Nước tam đậu, cam thảo: Dùng 100g đậu xanh, 100g đậu đen, 100g đậu đỏ, 2g cam thảo bắc nấu chung với 1 lít nước, khi còn 500ml thì tắt bếp để bớt nguội, chia làm 2 – 3 lần cho trẻ uống trong ngày

    [​IMG]

    Canh thanh nhiệt:

    Chuẩn bị 20g đậu xanh, 20g đậu năng, 20g rễ tranh, 20g đọt tre non, 20g cà rốt. Nấu chung với 1 lít nước, sắc còn 650ml thì chia làm 2 lần cho trẻ uống trong ngày.

    Với trẻ bị suyễn, ho thì không dùng củ năng và cà rốt. Món canh này có tác dụng hạ hỏa, tư nhuận rất tốt cho người bệnh thủy đậu, sốt cao hay nóng trong người

    [​IMG]

    Cháo đậu đỏ, ý dĩ:

    Nguyên liệu: Ý dĩ nhân 20g, đậu đỏ 30g, thổ phục linh 30g, gạo tẻ 100g.

    Sơ chế tất cả nguyên liệu và cho vào nấu cháo với lượng nước phù hợp đến khi nhừ nhuyễn. Chia làm 3 lần ăn trong ngày, thêm một chút đường cát hoặc đường phen.

    Món cháo này giúp giải độc trừ thấp, tốt cho bệnh nhân thủy đậu, người mệt mỏi, chán ăn

    Nước rau sam: Dùng 100 – 120g rau sam, rửa thật sạch và ép lấy nước uống hàng ngày. Thức uống này rất công hiệu trong việc giải nhiệt, kháng viêm, ngừa mụn nhọt.

    Với các chia sẻ trên, hy vọng giúp các ông bố bà mẹ bớt lúng túng trong cách xử lý, chăm sóc con khi mắc bệnh thủy đậu. Để tốt nhất hãy đưa con đến bệnh viện gần nhất để được kiểm tra và điều trị

    >>> Nguồn: http://luontuoisach.vn/cam-nang/chi-tiet/phai-lam-gi-khi-mac-benh-thuy-dau
     
  2. vanhongji

    vanhongji Đã đăng ký

    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nữ
    Gần nhà mình có 2 chị em bị thủy đậu, bé nhà mình lại hay sang đấy chơi nhưng cũng may đợt 2 cháu bị thì bé nhà mình lại không đòi sang chứ bình thường ngủ dậy là cu cậu lại bảo sang em bé. 2 cháu khỏi hẳn rồi nhưng mà cũng sợ vì nhà bên đấy chỉ có 1 tầng và hơi ẩm thấp, quần áo thì hầu như phơi trong nhà, nấu nướng trong nhà xong thì lại đóng cửa im ỉm nên rất bí. Mình rất sợ nếu bé nhà mình bị thủy đậu. Cảm ơn bài viết của bạn.
     
  3. Global Gift Gala

    Global Gift Gala Đã đăng ký

    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh này rất nguy hiểm: ở 3 tháng đầu sẽ gây sẩy thai hay dị tật bẩm sinh ở thai nhi,… nên các chị em bầu bí chú ý nhé.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...