Cách nhận biết những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi

Thảo luận trong 'Bầu Bí, Mang Thai' bắt đầu bởi Anhdunghd, 4/7/17.

  1. Anhdunghd

    Anhdunghd Đã đăng ký

    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Cuộc sống hiện đại, có càng có nhiều căn bệnh phát triển nhưng cũng có nhiều phương pháp điều trị. Hiếm muộn là một chứng bệnh có thể chữa được bằng các biện pháp y học tiên tiến. Trong đó, thụ tinh trong ống nghiệm được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn sử dụng. Tuy rằng tỉ lệ thành công của phương pháp này không hẳn là 100% nhưng dù có là một tia hy vọng nhỏ thì các ông bố bà mẹ hiếm muộn vẫn muốn thử. Mặc dù chi phí thực hiện rất tốn kém và thực hiện một lần chưa chắc đã thành công.

    Chuyển phôi là gì?

    Khi một cặp vợ chồng không may mắn bị vô sinh, hiếm muộn, họ sẽ phải tìm đến một số phương pháp hoặc công nghệ y học tiên tiến để hỗ trợ thụ thai. Một trong những phương pháp y học được nhiều cặp vợ chồng áp dụng hiện nay là thụ tinh trong ống nghiệm. Quá trình này gồm 2 bước: Đầu tiên, thụ tinh trứng của người vợ với tinh trùng của người chồng trong phòng thí nghiệm, sau đó cấy phôi của quá trình này vào trong tử cung của người vợ.

    Nhận biết dấu hiệu có thai sau chuyển phôi

    [​IMG]

    Đau nhói ở vùng bụng

    Các chuyên gia cho biết, sau khi chuyển phôi thành công, phôi thai sẽ cắm vào tử cung làm tổ nên gây cảm giác đau nhó ở vùng bụng, cảm giác này không quá nặng nề và dữ dội nên chị em phụ nữ có thể yên tâm.

    Căng tức ngực

    Phần lớn các dấu hiệu mang thai thông thường đều có triệu chứng này. Sau khi chuyển phôi thành công, người phụ nữ sẽ cảm thấy căng tức bên ngực, và thấy ngực càng ngày càng to dần lên theo sự gia tăng kích thước theo bảng cân nặng thai nhi. Nếu chị em quan sát kỹ hơn, có thể quan sát thấy hai bên ngực to không đồng đều, có thể là bên trái to hơn bên phải hoặc ngược lại bên phải to hơn bên trái.

    Mệt mỏi, thân nhiệt tăng, cảm thấy nóng bức

    Việc gia tăng hormone đột ngột khi mang thai cũng có thể khiến mẹ đau đầu, mệt mỏi trong những tuần đầu tiên. Điều này khiến cho cơ thể liên tục hoạt động nhằm cung cấp dưỡng chất và oxy cho phôi thai phát triển. Sự vận động không ngừng này làm cho người mẹ cảm thấy mệt mỏi. Thông thường, các mẹ sẽ chỉ muốn ngủ hoặc nằm nghỉ suốt buổi chiều. Trước khi chuyển phôi, người mẹ sẽ được tiêm hormone progesterone vào cơ thể để thay cho lượng hormone tiết ra lúc có thai tự nhiên.

    Ra huyết trắng hoặc ra máu âm đạo

    Lượng hormone cao hơn mức bình thường cũng khiến các mẹ gặp rắc rối vì âm đạo lúc nào cũng ẩm ướt, khó chịu trong vài ngày đầu. Sau đó, trong quá trình di chuyển để tìm nơi làm tổ, phôi thai có thể gây ra vài tổn thương cho lớp niêm mạc tử cung làm máu ra ở âm đạo. Mẹ sẽ thấy một vài giọt máu màu nhạt xuất hiện trong khoảng 1 – 2 ngày. Nhiều mẹ sốt ruột với những dấu hiệu này sẽ mua que thử thai về thử. Tuy nhiên, do tác động của lượng hormone tiêm vào cơ thể nên kết quả của que thử thai thường không chính xác.

    Những lưu ý để tránh chuyển phôi bị thất bại

    • Khi chuyển phôi mà chị em gặp táo bón và cố rặn ép có thể khiến cho phôi thai bị rơi ra ngoài khỏi nơi bám. Cho nên bạn phải tránh táo bón trước cả tháng bằng cách ăn nhiều trái cây, ăn chuối, uống nước cam, ăn khoai lang, uống nhiều nước.

    • Đi tiểu sớm sau khi chuyển phôi cũng là vấn đề. Cho nên bạn nên uống ít nước trong thời gian chuyển phôi để sau khi chuyển phôi, thời gian mắc tiểu càng lâu càng tốt.

    • Để tăng cao khả năng chuyển phôi thành công, chị em không nên dùng điện thoại. Nếu người nhà liên lạc thì nên liên hệ qua người khác và nhắn tin lại.

    • Không nên tức giận bởi khi tức giận sẽ nên gây tình trạng tức ngực, đau tim, tim đập nhanh ảnh hưởng đến phôi thai.

    Xem thêm: Những dấu hiệu mang thai con gái mà các bà mẹ nên biết.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...