Các con đường truyền nhiễm viêm gan virut mà ta không ngờ tới

Thảo luận trong 'GIA ĐÌNH SỐ' bắt đầu bởi peacelife, 9/2/18.

  1. peacelife

    peacelife Đã đăng ký

    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nam
    Viêm gan là một căn bệnh khá phổ biến và là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan cao ở mức đáng báo động. Tuy nhiên, căn bệnh này lại đặc biệt nguy hiểm bởi sự “âm thầm” của nó. Diễn biến và triệu chứng của bệnh đều mờ nhạt, dễ bị bỏ qua. Các loại viêm gan virus, sán lá gan… có thể tấn công người dân vào bất cứ lúc nào với nguồn lây ít ngờ tới nhất.

    Lây lan qua máu là một trong hai con đường chính để virus viêm gan xâm nhập cơ thể người khoẻ mạnh. Trước đây, việc nhận tiếp máu của người khác vẫn là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm gan , vì các biện pháp kiểm soát nguồn máu còn chưa chặt chẽ. Tỷ lệ mắc bệnh viêm gan virus viêm gan của những người nhận máu trong khoảng thập niên 1960 là trên 50%. Máu của người có bệnh chứa rất nhiều virus viêm gan , nên chỉ cần “một giọt máu đào” của người bệnh được đưa vào cơ thể người khoẻ mạnh là ngay lập tức có thể sản sinh ra “hơn một ao… virus viêm gan ” chỉ trong thời gian rất ngắn. Ngày nay, các biện pháp kiểm tra và xử lý máu đã tiến bộ rất nhiều, đảm bảo được tính an toàn khá cao cho người nhận máu. Tuy nhiên, người ta ước tính vẫn có thể có 1 trong số 63.000 người nhận máu có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

    Ngoài con đường truyền máu, virus viêm gan cũng lây lan qua bất cứ hình thức nào làm cho cơ thể tiếp xúc với máu của người bệnh, chẳng hạn như dùng chung các dụng cụ kim tiêm, dao cạo, bấm móng tay, bàn chải răng… Nên nhớ là không cần phải … nhìn thấy máu mới gọi là có nguy cơ lây nhiễm.

    Các vết thương, vết sây sát ngoài da hoặc các các vết loét ở niêm mạc miệng, mắt, mũi… của người bệnh là những “ổ virus” mà nếu vô tình chạm vào thì sau đó có thể sẽ bị virus viêm gan xâm nhập.

    Con đường thứ hai để virus viêm gan lây lan là qua các hoạt động tình dục với người có bệnh. Đây là phương thức nhiễm viêm gan virut chủ yếu ở các nước giàu có, khi mà sự lây lan qua đường máu thường được khống chế một cách hiệu quả hơn.

    Khi người mẹ nhiễm virus viêm gan , nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao – từ 90 đến 95%! Đây được xem là một trong các nguồn lây nhiễm quan trọng tại các nước nghèo. Tại các nước phát triển, tất cả phụ nữ có thai đều phải được xét nghiệm để kiểm tra tình trạng nhiễm virus viêm gan . Nếu kết quả là dương tính, đứa bé sơ sinh sẽ được chủng ngừa đặc biệt ngay sau khi ra đời. Nhờ đó, đa số các em sẽ thoát được căn bệnh hiểm nghèo này. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10% đến 15% trẻ sơ sinh kém may mắn hơn, tuy đã được tiêm phòng nghiêm túc mà vẫn bị lây bệnh từ người mẹ có nhiễm virus viêm gan .Ngoài ra còn một số nguồn lây bệnh mà chúng ta không ngờ tới

    Đề phòng… dao thớt:Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm An toàn thực phẩm tại Đại học Georgia (Mỹ) đã sử dụng dao mới và bàn mài trên 6 loại trái cây và rau quả đã được tiêm virus viêm gan A. Kết quả cho thấy hơn phân nửa số dao và bàn bị nhiễm virus sau khi tiếp xúc với rau củ nêu trên, rồi virus truyền qua những con dao chưa tiếp xúc để bên cạnh. Với những người có miễn dịch yếu, có thể nhiễm bệnh. Vì thế, các nhà khoa học khuyên người làm bếp nên rửa dao sau mỗi lần dùng để tránh virus lây lan.

    Mưa lũ:Là nguồn lây bệnh viêm gan virus E. Bệnh này có thể gặp ở bất cứ nước nào trên thế giới, nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là các nước vùng nhiệt đới, đặc biệt là những nước vệ sinh môi trường kém, mưa lũ thường hay xảy ra. Lý do virus viêm gan E có trong phân, rác, nước thải khi mưa lũ về làm tràn ngập các vùng đất bẩn có chứa các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virus viêm gan A, E. Từ nước, virus bám vào thức ăn như rau, thực phẩm (do dùng nước sông, ao hồ để rửa), nước uống. Khi con người ăn, uống phải loại thức ăn, nước uống đó sẽ lâm bệnh. Bệnh này chưa có vaccin dự phòng.Virus viêm gan E sống rất kém khi ra môi trường bên ngoài, do vậy chỉ cần đun sôi nước trong vòng 1 – 2 phút là có khả năng tiêu diệt được chúng. Đây là một đặc điểm rất thuận lợi cho công tác phòng bệnh. Để tiêu diệt nguồn lây, sau mưa lũ, người dân cần tu sửa lại các nhà tiêu không để phân vương ***, đặc biệt là các huyện miền núi, các vùng triền sông hay có lũ, lụt xảy ra. Cần có biện pháp khử khuẩn nguồn nước bằng cloramin đúng phương pháp (dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế).

    Xem thêm tại: Xadoga1.com
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...