1. Khách Hãy cùng mẹ của bé thưởng thức giai điệu ngọt ngào của bài hát này nhé!

Câu chuyện ở phòng Sinh con

Thảo luận trong 'Nhật ký của mẹ' bắt đầu bởi Shift, 17/5/15.

  1. Shift

    Shift Đã đăng ký

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    52
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Vào phòng sinh, nghĩa là phụ nữ phải “đi biển một mình”. Mỗi lần sinh là một lần đau, không lần nào giống nhau và cũng không ai giống ai, chỉ biết chắc chắc chắn là sẽ rất đau. Nếu gặp đội ngũ y bác sĩ tâm lý sẽ khiến cuộc chuyển dạ khó khăn ấy “nhẹ nhàng hơn một tí”. Rất may mắn, tôi đã từng chứng kiến những vị bác sĩ như thế.


    Hầu như chỉ vào phòng chờ sinh nửa ngày là các mẹ sẽ phải chịu những cơn đau ngắt quãng, với cường độ tăng dần và nhịp độ xuất hiện ngày càng cao. Mẹ nào có kinh nghiệm sinh rồi thì nằm dán chặt xuống giường, mồ hôi tuôn ra như mưa nhưng cố nén đau không kêu gào. Còn những mẹ mới sinh lần đầu, hoặc có cơn chuyển dạ khó khăn hơn người khác thì đau đớn đến lăn lê bò toài ra sàn bệnh viện và la lối om sòm. Gặp những trường hợp thế này, các cô hộ lý vừa an ủi động viên, và chắc cũng mong thời gian trôi qua thật nhanh để người mẹ đi qua cơn đau. Có khi bác sĩ, hộ lý còn tới nắm tay động viên, xoa xoa bụng, nắn vai sản phụ khuyến khích: “Cố lên, sắp mẹ tròn con vuông rồi”. Phòng chờ sinh, không khí thường là lặng lẽ, đâu có có tiếng rên rỉ của mẹ nén cơn đau, những mẹ còn khỏe thì đi lại cho dễ sinh, thỉnh thoảng sẽ có những mẹ đau quá mức chịu đựng thì vừa rên vừa khóc, vừa van nài bác sĩ cho sinh mổ. Có mẹ, vật vã cùng những cơn đau, đau quá không thở nổi nữa lại đòi đẻ mổ rồi mắng bác sĩ xơi xơi: "Người ta đau sắp chết mà cứ bắt đẻ thường đẻ thường, mẹ con tôi chết thì ông có chịu trách nhiệm không???".
    Khu vực phòng sinh cũng hết sức cấp tập. Nhịp co thắt ở mỗi mẹ bây giờ dồn dập hơn nhiều, nên họ có cố gắng kìm nén cũng không được. Bác sĩ thì vừa động viên, vừa nói tếu táo cho sản phụ quên cơn đau. Có lúc chứng kiến cơn đau đẻ của sản phụ kế bên, tôi cũng thấy thót bụng, cảm giác như bác sĩ cũng như muốn… rặn cùng bà mẹ vậy. Nhất là lúc mẹ rặn không đủ hơi, đầu thai cứ thập thò mà chẳng chịu ra, người mẹ nằm thở phì phò còn bác sĩ liên tục nhắc nhở: “Nào, hít một hơi thật sâu, rồi dồn hơi xuống bụng rặn như là đang bị táo bón á”. “Thấy tóc em bé rồi đây nè, ráng một hơi nữa thôi. Mẹ con rặn dở quá à, sao con ra được”... “Rồi, rồi nha. Con trai nha mẹ, 3 ký hai”.
    http://www.mecuabe.com/lamme/wp-content/uploads/sites/39/2015/01/dau-de.jpg
    Dĩ nhiên, bên cạnh những bác sĩ tâm lý cũng có những bác hết sức hung dữ lắm, nhất là đối với những trường hợp mẹ không kìm chế cứ gào lên không giữ sức cho cuộc rặn. Có bác kể, nếu không nạt thai phụ khi cô ấy la hét quá sức, hoặc khi cô ấy rặn sai thì có thể người mẹ không chịu dưỡng sức, không chịu rặn sẽ rất nguy hiểm cho em bé. Tuy nhiên khi đã thành công rồi thì phải khen ngợi, động viên họ, vì người mẹ khi mới sinh con rất cần lời động viên.
    Em bé sau khi sinh ra đời được bế ra phòng ngoài, các cô y tá tiến hành nắn tay nắn chân rồi kiểm tra các bộ phận trên cơ thể con trước mặt người nhà rồi thông báo cháu bé hoàn toàn bình thường. Bé sẽ được các cô bế ra ngoài cho người nhà xem mặt và bế "lấy vía" rồi lại mang vào phòng chăm sóc trẻ sau sinh. Mẹ thì được chuyển về phòng hồi sức, nằm khoảng 6-8 tiếng ở đây mới được ra. Tại phòng hồi sức, cứ một lát, y tá lại đi qua đi lại hỏi có lạnh không, bác sỹ day day vết mổ xem có vấn đề gì không, sờ bụng xem dạ con có hiện tượng co lại không? Rất quan tâm và khiến các mẹ yên tâm tĩnh dưỡng.
    Ra khỏi phòng hồi sức, là chuyến "đi biển" của mẹ gần như đã hoàn tất. Bác sĩ sẽ thăm khám mỗi ngày một lần và nhiều hơn nếu gia đình yêu cầu. Đi biển mổ côi một mình thật, nhưng nếu gặp những người bạn"đồng hành" tử tế và tâm huyết, thì nỗi lo của mẹ đã giảm đi một nửa.

    Blue Sky Mum
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...