Các hoạt động bị cấm sau khi giải thể doanh nghiệp

Thảo luận trong 'CHĂM SÓC CON' bắt đầu bởi HuyenNguyen123, 5/6/18.

  1. HuyenNguyen123

    HuyenNguyen123 Đã đăng ký

    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Các hoạt động bị cấm sau khi giải thể doanh nghiệp
    Sau khi hoàn tất thủ tục giải thể, doanh nghiệp không còn được tự do hoạt động như trước. Thay vào đó doanh nghiệp sẽ bị cấm thực hiện một số hoạt động nhất định. Hãy đến với chúng tôi, công ty TNHH Luật Á Châu- chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp. Sau đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc quy định về trường hợp cấm khi giải thể doanh nghiệp.

    1. Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:
    – Cất giấu, tẩu tán tài sản;
    – Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
    – Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
    – Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
    – Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
    – Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
    – Huy động vốn dưới mọi hình thức.
    >> Có thể bạn quan tâm: Thành lập doanh nghiệp trọn gói
    1. Trách nhiệm pháp lý của cá nhân có hành vi vi phạm đối với các hoạt động bị cấm
    – Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
    – Cá nhân người quản lý công ty có liên quan phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục trong trường hợp giải thể doanh nghiệp do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
    [​IMG]

    – Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên HĐTV công ty TNHH, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, giám đốc hoặc tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
    Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, thì phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 5 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể công ty.

    [​IMG]
    Giải thể
    – Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
    – Trường hợp chi nhánh bị giải thể nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động thì doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng thanh toán các khoản nợ. Gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh.
    Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 6250
    CÔNG TY TNHH LUẬT Á CHÂU
    Địa chỉ : Số 14, Ngõ 32, Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
    Email : dkdn.luatachau@gmail.com
    Bài viết tham khảo:
    Trình tự thay đổi người đại diện theo pháp luật

    Thủ tục thay đổi người đại diệntheo pháp luật 2017

    Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới

    Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới theo pháp luật hiện hành
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...