Bổ sung vitamin E giúp trẻ phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Thảo luận trong 'ĐỒ DÙNG CHO BÉ' bắt đầu bởi peacelife, 3/3/18.

  1. peacelife

    peacelife Đã đăng ký

    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nam
    Gan nhiễm mỡ với người lớn mà nói không xa lạ gì, rất nhiều nếu khi kiểm tra sức khỏe được thầy thuốc nói cho biết bị gan nhiễm mỡ. Nhưng nhiều bậc cha mẹ không hiểu rõ, trẻ em cũng bị gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ trẻ em không phải là ít, từ trẻ sơ sinh đến lứa tuổi thanh xuân đều có thể bị gan nhiễm mỡ. Nhiều nguyên nhân là cho mỡ (chủ yếu là tryglycerine) tích chưa trong gan, giống như người lớn, nếu mỡ chiếm 5% trọng lượng gan ướt trở lên (bình thường mỡ chỉ chiếm 2% trọng lượng gan ướt) là hình thành gan nhiễm mỡ. Khi bị nặng, mỡ có thể chiếm tới 40% – 50% trọng lượng gan ướt, làm cho công năng gan bị tổn hại nghiêm trọng.

    Gan nhiễm mỡ không do uống rượu (Nonalcoholic fatty liver disease) là dạng bệnh gan nhiễm mỡ mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em Mỹ. Dạng bệnh này có các mức độ nghiêm trọng khác nhau từ chứng nhiễm mỡ thường (chất béo có trong gan nhưng không gây tổn thương) tới chứng nhiễm mỡ nghiêm trọng hơn hay còn gọi là NASH (có chất béo trong gan, gây viêm và tổn thương gan). Gan nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và xơ gan ở trẻ. Phần lớn trẻ em bị gan nhiễm mỡ đều bị thừa cân và kháng insulin - hooc môn quan trọng trong điều chỉnh năng lượng. Các bé trai thường bị ảnh hưởng nhiều hơn các bé gái. Việc giảm cân có thể đầy lùi được căn bệnh này, song ngoài những lời khuyên về chế độ ăn uống, hiện nay chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào.

    Nguyên nhân gây nên gan nhiễm mỡ cho trẻ em:

    1. Trẻ em ở vào thời kỳ sinh trưởng, phát dục đặc biệt thì cũng là thời kỳ chất mỡ phát dục đặc biệt, do nuôi dưỡng không đúng mức mà trẻ em phát phì ngày càng nhiều, béo phì trở thành nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em.

    2. Gan nhiễm mỡ ở trẻ em không chỉ phát sinh ở trẻ em béo phì, có một bộ phận trẻ em không béo nhưng vẫn bị gan nhiễm mỡ. Ở nhiều bệnh mạn tính như lao phổi, chứng hoại huyết, viêm xương tủy, bần huyết nặng, đi tả mạn tính, nhiều bệnh ở đường tiêu hóa mà không ăn vào dạ dày được và bệnh tiểu đường, do ăn quá ít, tiêu hao cơ thể tăng lên hoặc sự thay thế trong cơ thể khác thường, năng lượng luôn không thỏa mãn được nhu cầu của cơ thể. Cơ thể phải động viên toàn bộ số mỡ trong người phân giải thành acit béo, vận chuyển vào gan, nhưng gan không thể biến toàn bộ chúng thành năng lượng, bộ phận thừa trầm tích trong gan hình thành gan nhiễm mỡ.

    3. Trúng độc thuốc: Trúng độc tetracylline, phosphore, trúng độc cồn rượu ..v..v…đều làm mỡ trong tế bào gan biến tính hình thành gan nhiễm mỡ.

    4. Sử dụng lâu dài chất kích thích tố làm cho sư thay thế chất mỡ khác thường, cũng có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ.

    5. Các nguyên nhân khác như: Do di truyền, do bệnh nội tiết, như chứng tổng hợp Prader – Willi, chứng tổng hợp Laurence. Moon. Biedl, chứng tổng hợp Frohlich, rất ít thấy nhưng còn những chứng khác như tổng hợp Reye cũng rất ít thấy.

    Việc thử nghiệm điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do uống rượu ở trẻ em nhằm mục đích nghiên cứu xem liệu vitamin E (một chất chống oxy hóa) hoặc metformin (một loại thuốc tiểu đường) có thể cải thiện được bệnh gan nhiễm mỡ hay không. Để đo mức độ thành công của các thử nghiệm, người ta dựa vào hai chỉ số: khả năng giảm lượng men gan alanine aminotransferase (ALT) và những chuyển biến trong gan quan sát được qua sinh thiết. Có 173 trẻ em, phần lớn là người Mỹ gốc Tây Ban Nha hoặc da trắng tuổi từ 8 đến 17 đã tham gia vào 3 nhóm điều trị. Các em nhóm một (57 em) nhận được 1000 mg metformin/ngày; nhóm hai (58 em) nhận 800 IU vitamin E/ngày; nhóm ba (58 em) là nhóm placebo (nhóm nhận giả dược). Các em dùng thuốc hai lần mỗi ngày trong vòng 2 năm.

    Kết quả là, xét về khả năng giảm lượng men gan ALT, cả vitamin E và metformin đều không giảm đáng kể hơn giả dược. 26% bệnh nhân sử dụng vitamin E, 16% dùng metformin và 17% sử dụng giả dược đã giảm được nồng độ men gan. Nhưng điều thú vị là nồng độ ALT được cải thiện ở bênh nhân sử dụng vitamin E nhanh hơn hẳn ở bệnh nhân sử dụng giả dược, cụ thể với vitamin E là trong vòng 6 tháng, và với giả dược là trên hai năm.

    Xem thêm tại: xadoga1.com
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...