Biểu hiện và nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Thảo luận trong 'Sức khỏe của Bé' bắt đầu bởi minhhuyen, 9/3/18.

  1. minhhuyen

    minhhuyen Đã đăng ký

    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Trẻ chỉ khỏe mạnh khi có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Để nhận biết một em bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hãy quan sát việc ăn uống của trẻ, nếu trẻ bú mẹ tốt, ăn dặm dễ dàng, không bị nôn trớ, không trướng bụng đầy hơi, không tiêu chảy, không táo bón, trẻ lên cân bình thường, phát triển tinh thần vận động tốt … thì đấy là các dấu hiệu của một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

    Biểu hiện cho biết trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa:

    Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ có thể biểu hiện bằng quấy khóc, biếng ăn, nôn trớ, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón. Trẻ lớn có thể than đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói, táo bón hay tiêu chảy. Không có một triệu chứng nào là đặc trưng cho rối loạn tiêu hóa. Chẩn đoán rối loạn tiêu hóa khi có sự kết hợp của nhiều triệu chứng

    – Đau bụng: Đau không liên tục, thường liên quan đến bữa ăn, có thể khởi phát với một loại thức ăn nhất định như sữa, thức ăn nhiều chất béo…Đau thường chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Các cơn đau này gây khó chịu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tổng trạng của bé.Vị trí đau thường ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn. Trẻ nhỏ chưa biết nói thường biểu hiện bằng quấy khóc.

    – Chán ăn: Trẻ ăn ít hoặc không chịu ăn. Mỗi cữ ăn hay cữ bú thường kéo dài hơn so với bình thường.

    [​IMG]

    – Đầy bụng: Cảm giác no khi ăn một lượng thức ăn ít hơn so với lứa tuổi, làm trẻ không muốn tiếp tục ăn.

    – Chướng bụng: Bụng trẻ căng hơn bình thường, nhất là tại vùng thượng vị. Khi gõ vào thành bụng nghe tiếng vang. Triệu chứng đầy bụng và chướng bụng là do thức ăn chậm di chuyển trong ống tiêu hóa.

    – Ợ: Thường trẻ ợ do có nhiều hơi trong dạ dày. Nguyên nhân là do trẻ nuốt quá nhiều hơi khi ăn hoặc khi bú. Trẻ thường bứt rứt, vặn mình, đỏ mặt. Trẻ lớn và người lớn có cảm giác khó chịu vùng thượng vị. Ở các bệnh nhân này, ợ hơi mang lại cảm giác dễ chịu.

    – Buồn nôn và nôn ói: Trẻ có cảm giác buồn nôn khi đang ăn hoặc sau khi ăn một thời gian ngắn. Chất ói thường là thức ăn còn nguyên hoặc thức ăn chưa tiêu hoá hết. Nếu trẻ ói ra máu, dịch xanh hay dịch vàng thì cần đưa trẻ đi khám để loại trừ các bệnh lý nặng như xuất huyết dạ dày, viêm tụy cấp, viêm ruột thừa, tắc ruột…

    – Tiêu chảy: Là khi đi tiêu phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày.

    [​IMG]

    Các triệu chứng có thể xuất hiện khi tiêu chảy:

    Tổng trạng: mệt mỏi, biếng ăn, li bì.

    Tiêu phân lỏng, màu vàng hoặc xanh, có thể kèm đàm, máu hay thức ăn không tiêu (đi tiêu phân sống).

    Buồn nôn, ói thức ăn.

    Sốt: có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi gây nên tình trạng co giật

    Đau bụng

    Mót rặn khi đi cầu: rất đặc trưng cho kiết lỵ

    Các triệu chứng mất nước: khát, tiểu ít, mắt trũng, môi khô, khóc không nước mắt, thóp trũng ở trẻ nhỏ, dấu véo da mất chậm

    – Táo bón: Táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiện phân quá ít, rắn và khô, hoặc khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu. Đối với trẻ số lần đại tiện hàng ngày khác nhau theo từng lứa tuổi.

    Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Thường đi đại tiện 2-3 lần một ngày, nhưng nếu trẻ chỉ đi 1 lần 1 ngày nhưng phân mềm dẻo, khối lượng bình thường thì vẫn không gọi là táo bón.

    Ngược lại, đối với ở trẻ lớn đi đại tiện 1lần/ngày, nhưng có khi đi 2-3 lần/ngày nhưng phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón.

    [​IMG]

    Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa:

    Đa số rối loạn tiêu hóa có các nguyên nhân khác nhau nhưng đều có một đặc điểm chung là mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột. Trong ruột chúng ta có hệ vi khuẩn phong phú sinh sống gọi là hệ vi khuẩn chí. Phần lớn các vi khuẩn này đều là những vi khuẩn có ích, giúp cho quá trình hấp thu thức ăn của trẻ được dễ dàng và hoàn thành nốt quá trình tiêu hóa thức ăn. Chỉ có một số rất nhỏ chiếm khoảng 15% là những vi khuẩn có hại. Bình thường vi khuẩn có hại ở mức độ ít như vậy thì không gây bệnh nhưng khi hệ vi khuẩn chí rối loạn khiến trẻ tiêu chảy, đầy bụng, chướng hơi.…

    Hệ tiêu hóa của trẻ dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn có hại là do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, hệ thống tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh như người lớn.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...