Bệnh thủy đậu ở trẻ: Lưu ý quan trọng mẹ cần biết khi chăm sóc con

Thảo luận trong 'CHĂM SÓC CON' bắt đầu bởi MiamiGirlz, 5/1/16.

  1. MiamiGirlz

    MiamiGirlz Đã đăng ký

    Bài viết:
    1,048
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Philippines
    Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do virus varicella zoster gây ra. Trẻ em là đối tượng rất dễ bị thủy đậu tấn công. Trẻ bị thủy đậu nếu không biết cách chăm sóc, bệnh sẽ lâu khỏi và có thể gây biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về bệnh thủy đậu ở trẻ, cũng như cách chăm sóc và đặc biệt là cần tránh những sai lầm nghiêm trọng vô tình gây những nguy hại khôn lường cho bé.

    Trẻ bị thủy đậu cần cách ly


    Một người trung bình khoảng từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu thì có thể bị lây bệnh. Bệnh gây ra do virút Varicella zoster, virút này phát tán trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, nói… và một khi không may hít phải sẽ theo vào cơ thể, sinh sôi nảy nở và gây bệnh. Do đó, trẻ bị thủy đậu cần cách ly trẻ với những người khác. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,… phải dùng riêng.

    Mới đầu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, 24-48h sau bắt đầu sốt. Đến ngày thứ 3 của bệnh bắt đầu xuất hiện phát ban trên da, thường toàn thân, tập trung nhiều ở vùng đầu mặt, mới đầu là mụn rát đỏ, sau vài tiếng đồng hồ nốt nổi phỏng trên da. Trong 24-48h những nốt này chuyển thành dạng phỏng nước, căng, thường trong, kích thước 3-10mm.

    [​IMG]
    Trẻ bị thủy đầu cần được cách ly với những người khác chưa có miễn dịch.


    Khi đã mắc bệnh, con người sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời và ít khi bị lại lần hai. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp những trường hợp tái nhiễm có hay không có biểu hiện lâm sàng. Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân, kéo dài sang hè.

    Cách vệ sinh chăm sóc trẻ bị thủy đậu


    Trẻ bị thủy đậu sẽ xuất hiện những nốt đỏ có bọng nước, hay bị ngứa thường gãi làm nốt đậu bị vỡ dịch chảy ra dễ lan rộng, da trầy xước khiến vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập gây nhiễm khuẩn và sau này sẽ để lại sẹo lõm. Nặng hơn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não… rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị tử vong. Vì thế, chăm sóc da là việc cần làm đầu tiên đối với trẻ bị thủy đậu. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh, vì nếu trẻ bị thủy đậu được điều trị và chăm sóc đúng cách, chỉ sau khoảng 1 tuần – 10 ngày, các nốt thủy đậu sẽ khô và bong vảy, sau một thời gian vết thâm sẽ hết và không để lại sẹo.

    [​IMG]
    Trẻ bị thủy đậu cần được chăm sóc đúng cách.


    Để giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ, cần rửa sạch tay và cắt ngắn móng tay. Khi trẻ bị thủy đậu, việc quan trọng nhất là cần được vệ sinh, chăm sóc trẻ đúng cách. Cách tốt nhất là dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau rửa người cho trẻ nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ.

    Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng rất quan trọng, trẻ bị thủy đậu nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,…

    Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám để được điều trị phù hợp kịp thời nếu trẻ bị thủy đậu có những biểu hiện: trẻ bị sốt, đau họng, nhức đầu, nổi hồng ban sau đó nhanh chóng chuyển thành bóng nước, lúc đầu chứa dịch trong sau hóa đục, xuất hiện ở thân mình, đầu mặt, tay chân, niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục,…

    Lưu ý quan trọng khi trẻ bị thủy đậu


    Trẻ bị thủy đậu tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn. Với trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột talc hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa.

    Trẻ bị thuỷ đậu tuyệt đối không kiêng nước, kiêng gió, như nhiều người đã nghĩ, hay đi mua lá tắm cho trẻ cũng là một điều mà nhiều người hay “mắc phải“. Trẻ bị thủy đậu cần được vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc đúng cách. Có nhiều trẻ bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt.

    Bên cạnh đó, cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng bằng nước sát trùng. Ban bị phỏng có thể mọc trong miệng vỡ ra, gây bội nhiễm làm trẻ không ăn được. Khi đó nên tư vấn bác sĩ để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ chống lại bệnh tật.
     
  2. hongthanhxuan2020

    hongthanhxuan2020 Đã đăng ký

    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
  3. khicauhoi

    khicauhoi Đã đăng ký

    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Trẻ bị thủy đậu thì sợ nhỉ mà mình thấy nhiều mẹ bôi cái thuốc xanh cho con nhưng không vệ sinh sạch sẽ nên rất nguy hiểm. Cứ thấy bảo là hiện tượng thủy đậu là bôi ngay thuốc xanh mình không nhớ tên thuốc lắm. Mà trẻ bị thủy đậu sẽ không tránh khỏi gãi vì rất ngứa mà càng gãi thì càng vỡ và dễ nhiễm trùng lắm. Mình sẽ cho bé đi khám chứ không dám cho bôi thuốc linh tinh đâu.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...