Bé đi ngoài phân sống, cẩn thận bị suy dinh dưỡng

Thảo luận trong 'Sức khỏe GIA ĐÌNH' bắt đầu bởi phuong baby, 11/9/15.

  1. phuong baby

    phuong baby Đã đăng ký

    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, nhất là ở trẻ sơ sinh. Vì thế nếu mẹ không có chế độ ăn hợp lý cho bé, sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Khi hệ tiêu hóa của bé bị nhiễm khuẩn, rối loạn trẻ sẽ suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn…

    Chị Nguyễn Mai Lam (Cầu Giấy – Hà Nội) có con nhỏ 1 tuổi, nặng 7,5kg, ăn sữa ngoài từ lúc sinh, thường xuyên có biểu hiện đi ngoài ra phân sống. Chị Mai Lam chia sẻ: “Bé nhà mình đã mọc 8 răng, rất kén ăn và thường xuyên đi ngoài ra phân sống. Mình đã đưa bé đi khám, bác sỹ cho biết bé bị suy dinh dưỡng, do không hấp thu được dinh dưỡng. Ngoài ra để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ có thể uống thêm thực phẩm chức năng có chứa vitamin D3, canxi, Mk7, kẽm, sắt, Imum an pha, sữa non thì vừa giúp bé ít ốm hơn, tăng phát triển chiều cao”.

    [​IMG]

    Bé đi ngoài ra phân sống mẹ nên cẩn thận. Ảnh minh họa.

    Cùng cảnh ngộ với chị Mai Lam, bà mẹ trẻ 9X Ánh Tuyết ở Ba Đình, Hà Nội cũng chật vật trong đường nuôi con. Ánh Tuyết cho biết: “Lúc mang thai bé mình ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng lúc sinh bé thì chỉ được 2,5kg, bé hiện được 9 tháng, biếng ăn và vài tuần trở lại đây có biểu hiện đi ngoài ra phân sống. Mình đã đưa bé đi khám thì bác sỹ cho biết bé đang có nguy cơ suy dinh dưỡng ở thể nhẹ. Cần bổ sung ezim và men vi sinh cho bé có hệ tiêu hóa tốt”.

    Nguyên nhân khiến bé đi ngoài ra phân sống

    Theo bác sỹ Ngọc Hùng cho biết, bé đi ngoài phân sống có thể do bé bị thiếu men tiêu hóa nên không tiêu hóa được hết thức ăn hoặc cũng có khả năng bé bị loạn khuẩn ruột.

    Nguyên nhân chủ yếu là do lạm dụng kháng sinh hoặc cho trẻ ăn uống chưa đúng cách: trẻ ăn dặm quá sớm, quá nhiều loại thức ăn giàu đạm, đường, chất béo... ít chất xơ, vitamin trong khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện… dẫn đến tình trạng thức ăn không được tiêu hoá hoàn toàn, đi ngoài phân sống. Trong một số trường hợp ít gặp, phân của trẻ có thể sống do chức năng gan kém, do tắc ống dẫn mật… dẫn tới trẻ ăn nhiều mà vẫn không hấp thu được.

    Bé đi ngoài phân sống có thể do chế độ dinh dưỡng mà mẹ chuẩn bị cho bé không tốt. Ví dụ như: cho bé ăn những thực phẩm khó tiêu hóa, sản phẩm, nguồn sữa không phù hợp với tuổi của bé, pha chế sữa công thức sai…

    Một nguyên nhân nữa là do bé bị rối loạn tiêu hóa, do vi khuẩn có hại trong ruột chiếm quá nhiều, còn vi khuẩn có lợi lại bị triệt tiêu. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa của bé.

    Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân như viêm dạ dày, trào ngược thực quản,… ở trẻ, khiến hệ tiêu hóa không hấp thụ được thức ăn, dẫn đến bé đi ngoài ra phân sống.

    Cách chữa trị bệnh đi ngoài ra phân sống ở trẻ

    Thông thường, khi bị đi ngoài phân sống, các bác sỹ sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể và điều trị bằng cách cho uống men vi sinh sống kết hợp với các yếu tố vi lượng, vitamin nhóm B và kẽm… để nhanh lành đường tiêu hóa.

    Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ bị đi ngoài phân sống, nếu không điều trị kịp thời, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng và dễ bị ốm do sức đề kháng yếu. Khi cơ thể trẻ yếu thì các vi khuẩn có hại này lại càng có cơ hội để tấn công khiến cho rối loạn tiêu hóa càng trầm trọng hơn. Đây chính là cái vòng luẩn quẩn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

    Mẹ cần lên thực đơn đảm bảo cho bé, khi bé đi ngoài phân sống mẹ cần lưu ý: cháo ninh nhừ hoặc cháo xay với thịt gà (bò hoặc thịt thăn), cà rốt, khoai tây, bí đỏ, cho cháu ăn trong 1-2 tuần, cho giảm bớt lượng dầu mỡ. Thức ăn nên nấu nhừ, băm nhỏ để dễ tiêu hóa, tạm thời ngừng ăn đồ tanh như: cá, tôm, cua, lươn…

    Những bé từ 9 tháng đến 1 tuổi, vẫn cần uống 500 ml sữa bao gồm sữa mẹ, sữa công thức, sữa chua. Mỗi ngày bạn nên cho bé ăn khoảng 100 g sữa chua, loại có bổ sung men vi sinh, chia làm 2 lần. Nên cho bé ăn sữa chua sau khi ăn bột hoặc cháo khoảng 30-60 phút thì tốt hơn.

    Khi phân trở lại bình thường thì có thể cho ăn tất cả các loại thực phẩm khác. Tránh không cho bé ăn thức ăn khó tiêu như: ngô, đỗ, nước ngọt nhiều đường nhất là nước có ga. Tránh cho bé ăn quá nhiều trong mỗi bữa. Khi đường ruột của bé ổn định trở lại, các bà mẹ nên cho bé ăn trở lại từ từ, không nên quá sốt ruột. Thường xuyên theo dõi phân của trẻ để có cách điều chỉnh chế độ ăn kịp thời.

    Bên cạnh đó, nên cho ăn mỗi ngày 100-200ml sữa chua. Có thể cho bé uống thêm men tiêu hóa như: Neopeptin (loại giọt), 10-12 giọt/ ngày, chia làm 2 lần; men vi sinh như Lactominplus, Biosuytin, Anti-bio, Biobaby… ngày 2 gói/2 lần trong vòng 2-3 tuần; uống thêm kẽm dạng sirô mỗi ngày 5ml.

    Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều loại men vi sinh giúp bé có hiệu quả tiêu hóa tốt. Song mẹ cần lựa chọn loại men vi sinh có chất lượng tốt. Cần phân biệt rõ men vi sinh khác với men tiêu hóa, tránh nhầm lẫn. Vì men vi sinh có thể dùng trong một thời gian dài, nhưng ngược lại men tiêu hóa thì ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa của bé.

    Nếu bé có hiện tượng đi ngoài ra phân sống, kén ăn, chậm lớn, bố mẹ cần đưa con đi khám. Để được bác sỹ hướng dẫn, chữa trị.

    Vũ Minh

    (Theo Congluan)
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...