Bệnh trầm cảm và những điều bạn nên biết

Thảo luận trong 'KINH NGHIỆM - KIẾN THỨC' bắt đầu bởi lyly98, 12/2/19.

  1. lyly98

    lyly98 Đã đăng ký

    Bài viết:
    1,809
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nữ
    Trầm cảm là trạng thái bi quan, chán nản, dễ mệt mỏi, không quan tâm đến bất cứ chuyện gì trong cuộc sống. Nếu trạng thái này tiếp diễn lâu dài có thể gây bệnh cả về thể chất lẫn tâm hồn người bệnh. Trong bài viết này, My Health sẽ giúp bạn đưa ra những thông tin cơ bản của bệnh trầm cảm để các bạn có thể nhận biết, tự phòng tránh hoặc giúp người thân của mình vượt qua căn bệnh này.
    [​IMG]
    Triệu chứng của căn bệnh trầm cảm
    – Dễ cáu gắt: Người bệnh thường có thay đổi về tâm trạng như lo lắng, buồn vô cớ… Có lẽ do chế độ ăn uống, tình trạng mất ngủ kéo dài nên những tâm trạng này có thể kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính cách và kích thích cơn giận của họ.
    – Cảm giác tội lỗi: Ở những người bị trầm cảm thường có cảm giác tội lỗi, chính điều này khiến họ dễ rơi vào những cảm xúc tiêu cực. Họ luôn tự nhận thấy mình sai và cảm thấy tội lỗi sau mỗi cuộc tranh luận. Đây là cảm xúc tiêu cực cần được loại bỏ, nếu lâu dài có thể gây bệnh nặng.
    – Thay đổi về cân nặng: Người bị bệnh trầm cảm có thể tăng cân hoặc sụt cân rất nhanh. Nếu giảm hay tăng trên 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 1 tháng thì đó có thể là dấu hiệu báo rằng cơ thể có những điều gì không ổn. Chế độ ăn uống của người bệnh bị rối loạn và điều này có thể giải thích tình trạng bệnh lý của người bị trầm cảm.
    – Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày: Nếu như bình thường họ cảm thấy yêu thích một công việc nào đó thì giờ đây không còn nữa thì người đó đang có những dấu hiệu đầu của việc bị trầm cảm.
    – Khó tập trung suy nghĩ, nhớ trước quên sau: Lúc này, người bệnh đã có những dấu hiệu trầm cảm khá nặng, bởi não của họ không hoạt động tốt do sự chi phối về cảm xúc. Trạng thái của họ sẽ bị phân tâm bởi suy nghĩ tiêu cực, do vậy cần đề phòng ngay khi bạn có những dấu hiệu hay quên hay không suy nghĩ được tập trung trong một khoảng thời gian dài.
    Bệnh trầm cảm được điều trị như thế nào?
    Trước hết, bạn hãy tìm một người thực sự tin tưởng để nói ra những tâm tư và khó khăn của mình. Hãy rèn luyện một kỹ thuật nhẹ nhàng nào đó, ví dụ Yoga trị liệu hay ngồi thiền. Đây là những cách khá tốt để rèn luyện tâm trí được tập trung, giúp cho việ điều trị tâm lý được ổn định và có hiệu quả cao.
    Hãy đến gặp bác sĩ tâm lý để điều trị tốt nhất căn bệnh trầm cảm. Nếu quá khó nói ra tên căn bệnh, hãy mô tả cho bác sĩ về việc bạn “xuống tinh thần” hay “luôn cảm thấy buồn”… Bác sĩ tâm lý sẽ là người đưa ra giúp bạn những hướng điều trị kịp thời và cung cấp cho bạn các loại thuốc điều trị tâm lý hiệu quả. Họ sẽ là người lắng nghe những mối lo của bạn, tầm soát xem bạn có đang có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm hay không, phỏng vấn kiểm tra trạng thái tâm thần để xác định liệu lời nói, trí nhớ, hoặc mạch suy nghĩ có bị ảnh hưởng bởi trầm cảm hay không.

    Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
    Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
    [​IMG]
    Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
    Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102
     
Tags:

Chia sẻ trang này

Đang tải...