Bệnh trĩ có gây nên căn bệnh quái ác “Ung thư” hay không?

Thảo luận trong 'UNG THƯ' bắt đầu bởi Đặng Hồng Nhung, 21/11/19.

  1. Đặng Hồng Nhung

    Đặng Hồng Nhung Đã đăng ký

    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Số người mắc bệnh trĩ hiện nay đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là dân văn phòng thường xuyên phải ngồi nhiều, ít vận động. Rất nhiều người cho rằng trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng nên chủ quan không đi khám. Khi bệnh trở nên trầm trọng, đau đớn đến bác sĩ chẩn đoán thì đã xảy ra những biến chứng phức tạp và rất khó điều trị. Câu hỏi đặt ra là liệu “Bệnh trĩ gây nên căn bệnh “quái ác” ung thư hay không”?

    [​IMG]

    Phân độ bệnh trĩ

    Bệnh trĩ gồm các cấp độ: trĩ nội độ 1, 2, 3, 4; trĩ ngoại; trĩ hỗn hợp gồm trĩ nội và trĩ ngoại.

    - Cấp độ 1: Bệnh trĩ bắt đầu hình thành, xuất hiện hiện tượng chảy máu, đó chính là một trong những triệu chứng của bệnh.

    - Cấp độ 2: Xuất hiện hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng có thể tự co lại.

    - Cấp độ 3: Búi trĩ vẫn sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng đã bắt đầu nặng hơn và không thể tự co lại mà cần sự tác động của lực đẩy vào.

    - Cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên và có thể bị thắt lại dẫn tới hoại tử.

    Bệnh trĩ có dẫn đến ung thư hay không?

    Bệnh trĩ là căn bệnh lành tính và không phát triển thành ung thư. Còn ung thư là bệnh đặc biệt nguy hiểm, rất ác tính và hoàn toàn khác với bệnh trĩ. Đều hình thành thành cục, u ở hậu môn và gây ra hiện tượng chảy máu nên rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng.

    Bệnh trĩ không thể thể tiến thành ung thư. Trường hợp xuất hiện ung thư sau phẫu thuật mổ trĩ thì không phải là bệnh trĩ gây ra. Hai bệnh có thể cùng lúc phát triển song song, khi xử lý bệnh trĩ, ung thư đang ở giai đoạn mới bắt đầu, người bệnh chưa phát hiện mà thôi.

    Do vậy, với những bệnh nhân mổ trĩ, bác sĩ sẽ lấy búi trĩ đem đi giải phẫu bệnh lý để chẩn đoán chính xác. Thông thường, bác sĩ sẽ nội soi trực tràng để đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất. Nội soi trực tràng cũng là biện pháp chẩn đoán cuối cùng để xác định được người bệnh có mắc ung thư hay là không. Cùng với đó là kết hợp với sinh thiết và kết quả tế bào cuối cùng mới cho ra kết quả chính xác.

    Bệnh trĩ có thể khỏi hoàn toàn?

    Khả năng khỏi bệnh phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như tình trạng của người bệnh trong khi tiến hành mổ, cơ địa của từng người. Không thể đưa ra câu trả lời chính xác là có thể khỏi hoàn toàn không. Với bệnh nhân tiến hành mổ trĩ, sau khi mổ vẫn phải tiếp tục điều trị bằng thuốc và tập luyện để tránh bệnh tái phát. Nếu chăm sóc đúng cách và nghe theo đúng những chỉ định của bác sĩ bệnh nhân có thể khỏi bệnh đến 90%.

    [​IMG]

    Cách phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ

    - Tránh ngồi và đứng một chỗ quá lâu trong thời gian dài

    - Tránh khiêng, vác những vật quá nặng

    - Ngồi đúng tư thế khi làm việc

    - Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, đồ cay nóng,...

    - Bổ sung nhiều chất xơ, nhiều rau xanh, trái cây như bưởi, chuối, đu đủ…

    - Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày

    - Luôn luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng hậu môn

    - Trong trường hợp trĩ nhỏ ở độ 1 - 2, trĩ ngoại, không gây biến chứng, bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày và điều trị bằng thuốc hoặc thắt trĩ qua nội soi.

    - Với trường hợp bệnh trĩ xuất huyết không tự cầm được, trĩ nội độ 3 - 4, trĩ biến chứng gây tắc mạch, sa nghẹt, bệnh nhân cần nhập viện ngay để phẫu thuật bằng các phương pháp như cắt trĩ bằng phương pháp Longo

    Bệnh trĩ khiến chất lượng cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy đừng âm thầm chịu đựng mà hãy một lần đối mặt với nó.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...