Bí quyết rèn cho con một trí nhớ siêu đẳng

Thảo luận trong 'Dạy con học' bắt đầu bởi lan anh, 18/4/15.

  1. lan anh

    lan anh Đã đăng ký

    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    3
    Giới tính:
    Nữ
    Trí nhớ không phải là một sự thiên phú. Nó được hình thành, vận dụng và phát huy tối đa bởi sự rèn luyện không ngừng của mỗi một cá nhân. Vì thế, bạn có thể là người giúp con cái có được một trí nhớ tuyệt vời nếu áp dụng theo các cách sau.

    1. Rèn năng lực tập trung cao độ

    [​IMG]

    Khi có thói quen tập trung cao độ, não bộ của trẻ sẽ giải quyết một cách trơn tru mọi vấn đề

    Khi có thói quen tập trung cao độ, não bộ của trẻ sẽ giải quyết một cách trơn tru mọi vấn đề mà chúng đang muốn làm sáng tỏ. Cách này sẽ hiệu quả hơn nhiều so với khi trẻ cố gắng làm một lúc quá nhiều việc để rồi chẳng việc nào ra hồn.

    2. Ghi nhớ bằng mắt tốt hơn bằng tai

    [​IMG]


    Sử dụng đôi mắt để ghi dấu ấn vào bộ não sẽ cao gấp 20 lần so với việc bạn tận dụng đôi tai

    Theo các nghiên cứu, việc sử dụng đôi mắt để ghi dấu ấn vào bộ não sẽ cao gấp 20 lần so với việc bạn tận dụng đôi tai. Chính vì vậy, sự xâu chuỗi và liên tưởng hình với hình sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn rất nhiều. Mặt khác, nếu có sự kết hợp ghi nhớ bằng thị giác và thính giác thì hiệu quả sẽ con cao hơn.

    3. Muốn nhớ tốt phải biết cách liên tưởng và gây ấn tượng

    [​IMG]

    Muốn nhớ tốt phải biết cách liên tưởng và gây ấn tượng

    Trí nhớ của chúng ta cần một chút sắc màu cuộc sống . Khi bạn trở nên quá cứng nhắc và khô khan để nhồi nhét những con số, các sự kiện, mốc thời gian… thì lúc đó não bộ của bạn lại trở nên trì trệ và hạn chế khả năng tiếp thu. Nhưng nếu thêm vào đó một chút liên tưởng hài hước, ngộ nghĩnh, hoặc gây ấn tượng bằng một hình ảnh sống động thì việc ghi nhớ tất cả những điều ấy sẽ không thành vấn đề.

    Chẳng hạn, bạn có thể giúp trẻ liên tưởng đến biểu thái cảm xúc cười khi học chữ cái “C”, khóc khi học chữ cái “K”. Hoặc như cách ghi nhớ các chữ O, Ô, Ơ bằng bài đồng dao “O tròn như quả trứng gà,…”. Đó là cách bạn kích thích não bộ bé vận dụng năng lực của mình.

    4. Sắp xếp lại các sự kiện trong ngày trước lúc ngủ

    Theo cơ chế hoạt động, não bộ sẽ không “vào giấc” cùng với cơ thể chúng ta mà chúng sẽ “thức” để rà soát và sắp xếp lại các thông tin đã tiếp nhận trong ngày. Chính vì vậy, trước khi trẻ lên giường, hãy giúp trẻ cố gắng hình dung lại các việc đã làm trong ngày từ sáng sớm đến chiều tà. Công việc này được ví như việc dọn đường để giảm bớt “công việc” cho não bộ.

    Cũng vậy, sau khi thức giấc cũng là lúc não bộ có khả năng ghi nhớ tốt nhất. Đó là lý do tại sao khi các trẻ em học bài vào lúc sáng sớm khi vừa ngủ dậy thường tiếp thu bài vở nhanh hơn.

    5. Truyền tín hiệu báo trước

    Bi - kỷ lục gia về năng lực não bộ người Ấn Độ - cho rằng trước khi con người hành động, não bộ đã nhận một tín hiệu và dựa vào đó để điều khiển các hoạt động, hành vi khác. Chẳng hạn, khi bạn nghĩ điều đó không thể, não bộ sẽ nhận được tín hiệu về điều không thể và từ đó điểu khiển các cơ quan khác thực hiện ý muốn này. Kết quả là bạn chỉ nhận được sự thất bại.

    Ngược lại nếu bạn suy nghĩ theo hướng tích cực, não bộ cũng sẽ điều khiển các bộ phận khác hoạt động một cách tích cực. Đó chính là mối dây liên kết giữa suy nghĩ và hành động mà bạn cần phải hướng cho con mình.

    6. Căng thẳng làm giảm trí nhớ của trẻ
    [​IMG]

    Căng thẳng làm giảm trí nhớ của trẻ

    Kỷ lục gia Bi cho rằng chính sự căng thẳng quá mức trong thời gian làm bài thi liên tục của các học sinh là nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong kết quả học tập. Theo đó, mỗi lúc như vậy, tim phải chịu một áp lực lớn và dẫn đến trạng thái lo âu. Nếu căng thẳng quá độ thì cơ thể còn có khả năng dễ bị đột quỵ, đau tim…

    7. Trao cho trẻ nhiệm vụ

    Trẻ nhớ lâu hơn khi chịu trách nhiệm làm một việc nào đó. Vì vậy không phải nhiệm vụ mà chính là trách nhiệm đã kích thích bé phải huy động năng lực của não bộ. Đó là lý do vì sao trẻ có nhiệm vụ thì sẽ dễ ghi nhớ và nhớ lâu hơn. Bạn có thể tận dụng những lúc trẻ sinh hoạt, vui đùa để giao cho trẻ một nhiệm vụ phải làm và có “lịch hẹn trả bài” với bạn một cách rõ ràng.

    Tuy nhiên, đừng đánh đồng việc này để buộc trẻ phải học hành mọi lúc mọi nơi. Đôi khi, những kỹ năng khác trong cuộc sống sẽ làm nên những thành công khác cho trẻ mà chính bạn sẽ dần khám phá ra.

    8. Chăm sóc giấc ngủ

    [​IMG]

    Trẻ ngủ sớm và đủ giấc trong một ngày sẽ giúp trí nhớ tốt hơn

    Nếu trẻ ngủ sớm và đủ giấc trong một ngày sẽ giúp trí nhớ tốt hơn. Vì thế, trẻ nhỏ nên tập thói quen lên giường lúc 9 giờ và ngủ thẳng giấc đến sáng để giúp não bộ có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo.

    9. Giải thích rõ sự việc

    Trẻ nhỏ rất mau quên và chúng cần được giải thích rõ để tường tận về một vấn đề. Nhớ bằng cách hiểu sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn.

    Những cách ghi nhớ tuyệt vời trên hy vọng sẽ mang lại nhiều điều ích lợi cho việc dạy dỗ con cái của bạn.




    Nguồn Mecuabe.com
     
    myhongtrantiencong thích điều này.
  2. huongcutit

    huongcutit Đã đăng ký

    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Con cái ảnh hưởng rất nhiều từ cách sống, thói quen của bố mẹ. Bố mẹ nên làm gương dạy con, giành thời gian cho con cái nhiều hơn!
     
  3. myhong

    myhong Đã đăng ký

    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Con thông minh thường do di truyền và 60% của Bố và 40% của mẹ hoặc ngược lại
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...