9 cách để xử lý khi trẻ mắc chứng kén ăn

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng cho bé' bắt đầu bởi ZikyG, 22/2/16.

  1. ZikyG

    ZikyG Đã đăng ký

    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    9 cách để xử lý khi trẻ mắc chứng kén ăn

    Khi ở độ tuổi giữa 2 và 3, đứa con ăn khỏe của tôi bắt đầu trở nên kén ăn hơn. Đứa trẻ đã từng ăn ngấu nghiến cháo bông cải lại đột nhiên trở thành một đứa bé không thích ăn bất cứ thứ gì có màu xanh.

    Nghe có quen không nào?

    [​IMG]

    Đây là một điều hoàn toàn bình thường, và có nhiều khả năng rằng nó cũng chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian mà thôi. Dưới đây là một vài bí quyết giúp cho bạn có thể xử lý khoảng thời gian áp lực này, trích ra từ cuốn sách dạy nấu ăn mới của tôi, với tên gọi Đồ ăn cho trẻ: Những bữa ăn thực hiện dễ dàng và hoàn toàn tự nhiên dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

    Đầu tiên thì tại sao chứng kén ăn đáng ghét này lại xuất hiện vậy? Ở khoảng độ tuổi này, trẻ em sẽ phát triển chậm hơn, vì vậy cơ thể của chúng không cần nhiều năng lượng, và tự nhiên chúng sẽ cảm thấy bớt đói hơn. Thứ hai, cũng ở khoảng thời gian này, rất nhiều trẻ phát triển chứng “neophobia” – chứng ngần ngại thử những loại thực phẩm mới. Các nhà khoa học nói rằng điều này đã được truyền lại từ thời kỳ đồ đá, khi mà những đứa nhỏ chạy xung quanh thử bất kỳ các loại rau xanh nào cũng có nguy cơ bị ngộ độc.

    Vì vậy, hãy cứ thoải mái thôi bởi vì giai đoạn này diễn ra là hoàn toàn bình thường. Hầu hết những đứa trẻ sẽ trở nên muốn thử nghiệm các loại đồ ăn trở lại khi được tầm từ 4 đến 5 tuổi.

    Trong giai đoạn đó, hãy làm theo những lời khuyên Nên và Không nên làm những điều gì sau đây, để khiến cho các bữa ăn nhẹ nhàng nhất có thể:

    Nên ăn cùng nhau: Hãy để trẻ ngồi ăn cùng với bạn. Hãy để cho bé thấy bạn thưởng thức những món ăn tốt cho sức khỏe trên đĩa của bạn như thế nào!

    Đừng ép buộc: Đừng bao giờ tạo áp lực cho trẻ phải thử một món nào đó hoặc là phải ăn sạch các món ăn trên đĩa, nếu không bé sẽ bị phạt. Điều đó sẽ chỉ khiến cho bữa ăn nặng nề hơn thôi. Khi trẻ lớn hơn một chút, bạn có thể xem xét đến việc áp dụng nguyên tắc “một miếng”, nhưng không phải là trong giai đoạn này, và chỉ khi nào bạn đã chuẩn bị sẵn sàng quay trở lại và tiếp tục ăn món ăn nếu như con bạn không ăn hết. Các bữa ăn không bao giờ là dễ dàng đối với trẻ ở độ tuổi chập chững biết đi.

    Nên kết hợp: Ở mỗi bữa ăn, hãy chắc chắn rằng bữa ăn đó sẽ có ít nhất là một thứ mà bạn cho rằng trẻ sẽ ăn, như là bánh mì đen, món salad hoa quả, hoặc sữa. Nhưng sau đó thì không cho trẻ ăn một bữa ăn đầy đủ nữa. Hãy cho trẻ ăn một bữa ăn toàn diện thật ngon miệng mà bản thân bạn cảm thấy thích ăn. Điểm mấu chốt ở đây là dạy cho trẻ ăn theo cả gia đình, chứ không phải là để tất cả gia đình phải ăn theo các món của trẻ.

    Đừng thưởng cho trẻ: Chồng bạn có đập tay với bé và vỗ tay khi bạn ăn món salad khoai lang hay không? Không. Bởi vì đó là bữa tối, và điều chúng ta làm trong bữa tối chính là ăn. Nếu như con bạn thử ăn một món ăn mới, đừng quan trọng nó lên. Cũng như vậy, đừng hứa với trẻ rằng trẻ sẽ được một thứ gì đó (thức ăn hoặc gì đó khác) nếu như bé hoàn thành bữa ăn của mình. Như vậy thì trẻ sẽ chỉ coi việc ăn như là một sự thử thách để có thể đạt được những “phần thưởng” mà thôi!

    Nên phân chia bữa ăn: Càng thường xuyên càng tốt, hãy cho trẻ cơ hội để lựa chọn món mà bé muốn ăn từ các món trên bàn ăn. Nếu như món salad trong thực đơn, giống như salad Fajita trong cuốn Đồ ăn cho trẻ, hãy để cho trẻ quyết định đưa phần nguyên liệu nào trong món ăn vào đĩa của bé. Cũng nên cho trẻ quyết định xem có nên rắc các loại rau cỏ trang trí cho món ăn hay không.

    Đừng bỏ cuộc: Con bạn có thể từ chối món súp lơ rất rất nhiều lần. Nhưng đừng dừng việc đưa loại đồ ăn này vào bữa ăn của trẻ. Hãy chế biến nó theo những cách khác nhau – bỏ lò, nghiền với phomai, xay ra thành súp. Hãy ăn nó thật ngon lành và cuối cùng thì bé cũng sẽ thử lại nó mà thôi (thật đấy!). Nếu như bạn ngừng cho trẻ ăn món ăn, trẻ sẽ chẳng bao giờ có cơ hội thử khi trẻ đã sẵn sàng.

    Hãy làm công việc của bạn: Và rồi để bé làm công việc của bé. Nhiệm vụ của bạn là cung cấp những món ăn bổ dưỡng và ngon miệng vào bữa ăn, và nghiệm vụ của trẻ là chọn thứ mà trẻ sẽ ăn cùng lượng thức ăn tương ứng đưa vào cơ thể. Và cứ thế lặp lại mà thôi!

    Hãy làm cho nó thật ngon miệng: Bạn thường không thích ăn gì: Bông cải luộc chín quá và có vị nhạt thếch, hay là loại bông cải xanh giòn bỏ lò với một chút dầu oliu và rắc một chút muối? Từ đó thì bạn cũng có thể đoán ra được là con bạn sẽ thích ăn gì rồi đấy!

    Đừng lo lắng: Hãy nhớ rằng sứ mệnh của bạn, một bậc phụ huynh là dạy cho trẻ cách ăn uống lành mạnh trong dài hạn, như không phải là giúp bé hoàn thành món thịt vào bữa tối thứ Ba.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...