8 lý do ngớ ngẩn khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc

Thảo luận trong 'Mối quan hệ đồng nghiệp' bắt đầu bởi Chi Mai, 6/3/16.

  1. Chi Mai

    Chi Mai Đã đăng ký

    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City, Vietnam
    Trong quá trình tìm việc mới, phỏng vấn là bước làm quan trọng quyết định khả năng thay đổi công việc của bạn. Nếu bạn quyết tâm đổi việc, bạn cần chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn một cách nghiêm túc. Và bên cạnh những điều cần làm để tăng tỉ lệ phỏng vấn thành công, bạn cũng cần tránh làm những điều để không bị loại ra khỏi danh sách “được gọi đi làm” ngay sau vòng phỏng vấn thứ nhất. Vậy, những lỗi nghiêm trọng nhất mà bạn cần tránh khi phỏng vấn là gì? Hãy tìm hiểu chúng ngay dưới đây!
    1. Bỏ qua bước tìm hiểu về công ty

    Với công cụ tìm kiếm thông tin trên Internet, bạn có thể dễ dàng tìm hiểu các thông tin về công ty bạn vừa ứng tuyển. Ví dụ, bạn có thể theo dõi trang chủ chính thức của các công ty trên LinkedIn, Twitter, Facebook, Google. Nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn những câu hỏi liên quan đến công ty và qua đó họ đánh giá thái độ quan tâm và quá trình chuẩn bị cho buổi phỏng vấn của bạn. Nếu bạn tỏ ra ngơ ngác với những câu hỏi như “Bạn có biết những sản phẩm của công ty là gì không?” hoặc “Ý nghĩa của tên công ty là gì”, bạn có thể “mất điểm” từ nhà tuyển dụng.
    2. Không tập dượt trước ở nhà

    Tập dượt trước buổi giúp bạn tìm ra thiếu sót, khắc phục nhược điểm bản thân và tự tin hơn. Đừng bao giờ bỏ qua bước này để buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi nhất, đặc biệt ở phần giới thiệu bản thân. Nếu khởi đầu buổi phỏng vấn không suôn sẻ, ít nhất bạn bị đánh giá về sự tự tin, khả năng giao tiếp, và khó có cơ hội ghi dấu ấn với người phỏng vấn để lọt vào vòng phỏng vấn chuyên môn quan trọng nhất.
    3. Không trau chuốt vẻ bề ngoài

    Không một nhà tuyển dụng nào muốn thuê một nhân viên mặc quần áo như đồ ngủ đến công ty, tóc tai phá cách, hoặc quần áo nhàu nát bởi vì nhân viên là bộ mặt của công ty. Đa phần, các công ty đều đánh giá cao người phỏng vấn có phong cách ăn mặc công sở, thay cho trang phục tự do, trừ một vài ngành nghề như thiết kế, hay báo chí.
    [​IMG]
    4. Không nhớ tên những người phỏng vấn

    Đây thực sự là một vấn đề lớn khi bạn cứ gọi tên của ngài A khi nhìn mặt và trò chuyện với ngài B mặc dù những người phỏng vấn đã giới thiệu tên và chức danh của họ với bạn. Có thể bạn là một kẻ đãng trí, bạn thiếu tập trung trong cuộc phỏng vấn, nhưng kết thúc buổi phỏng vấn với cái bắt tay, có lẽ bạn sẽ bị mất điểm ở mục kỹ năng giao tiếp.
    5. Kỹ năng giao tiếp kém

    Các con số chưa chắc đã quyết định thành công của cuộc phỏng vấn nhưng những câu chuyện có thể làm được. Các câu chuyện dễ nhớ hơn. Chúng giúp liên kết 2 bán cầu não với nhau. Nếu bạn muốn được ghi nhớ lâu sau cuộc phỏng vấn, hãy kết hợp các con số vào một câu chuyện. Ví dụ, thay vì nói: “Tôi đã tiết kiệm cho công ty 50.000 đô la Mỹ khi xây dựng một ứng dụng dữ liệu A cho khách hàng”, bạn có thể kể một câu chuyện khác:
    “Tôi đã ăn trưa cùng với một trong những khách hàng của mình. Anh ta nói công việc của anh ấy sẽ thuận lợi hơn nếu anh ấy có một ứng dụng truy cập nhanh hơn từ tôi. Sau đó, tôi đã nhận ra rằng tôi có thể làm một ứng dụng lý tưởng nhất cho anh ấy. Tôi đã tìm được một nhóm phát triển ứng dụng và trong 2 tháng chúng tôi đã có sản phẩm mẫu. Hiện giờ, tôi đã có trong tay sản phẩm hoàn thiện, giúp chúng tôi tiết kiệm 50.000 đô la hàng năm trong việc hỗ trợ khách hàng và điểm số tổ chức mạng lưới khách hàng của chúng tôi đã tăng từ 6,5 thành 8 điểm.”
    6. Bắt tay không dứt khoát

    Bắt tay là một trong những điểm nhỏ nhưng quan trọng để quyết định mức độ thành công của buổi phỏng vấn. Cái bắt tay dứt khoát cho biết bạn là người tự tin, quyết đoán, tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết công việc và tham vọng. Ngược lại, kiểu bắt tay lỏng, không lắc bàn tay và vị trí tay ở quá thấp là biểu hiện của người thiếu năng lượng, không tự tin và không có tố chất lãnh đạo, quản lý.
    [​IMG]
    7. Không tỏ thái độ lắng nghe

    Hãy biết lắng nghe, nhìn vào mắt người nói, miệng hơi mở và khẽ gật đầu sau khi nghe xong một câu. Đây là kỹ năng giao tiếp cơ bản mà bất kỳ ứng viên nào cũng cần biết. Sự thờ ở, thiếu chú tâm, thiếu hồi đáp, không lắng nghe chính là cách bạn quay lưng lại vào nhà tuyển dụng và tự xé chiếc vé mời đến vòng phỏng vấn tiếp theo.
    8. Hỏi sai câu hỏi

    Người được phỏng vấn có thể hỏi lại nhà tuyển dụng và có thể nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao nếu bạn đặt ra những câu hỏi đáng để trả lời. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ, câu hỏi được đưa ra có 2 chức năng. Chúng giúp bạn hiểu điều gì quan trọng và chúng cho nhà phỏng vấn biết bạn là người nghĩ sâu và đáng tin cậy. Hầu hết các ứng viên đưa ra câu hỏi thỏa mãn chức năng thứ nhất, còn bỏ qua chức năng thứ 2. Thực tế, chức năng thứ 2 của việc đặt câu hỏi quan trọng hơn và có giá trị hơn giúp kết nối người quản lý nhà tuyển dụng. Đó là những câu hỏi liên quan đến những khía cạch quan trọng của vấn đề như vật liệu sản xuất, ảnh hưởng của mạng xã hội…. Ví dụ, các câu hỏi đó có thể là: “Liệu giá dầu giảm có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong thị trường không?” hoặc “Liệu truyền thông xã hội thay giảm mạnh có ảnh hưởng gì đến việc quản lý các kế hoạch công việc?”
    Thay lời kết

    Kinh nghiệm là việc không phải điều duy nhất quyết định khả năng trúng tuyển. Các yếu tố liên quan đến kỹ năng mềm, phong thái, diện mạo đóng góp một phần quan trọng đến khả năng giành tấm vé vào vòng phỏng vấn tiếp theo của bạn. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy khiêm tốn. Nếu bạn đã có kinh nghiệm, hãy tự tin. Nếu bạn đã từng phỏng vấn thất bại, hãy kiên trì và quyết tâm, cuối cùng bạn sẽ tìm được một vị trí xứng đáng. Chúc bạn thành công trong lần phỏng vấn mới!
    Nguyễn MaiNguồn: Forbes

    Xem thêm:
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...