5 chuyện không nên tám ở văn phòng

Thảo luận trong 'Thuê và cho thuê nhà' bắt đầu bởi startupofficevn, 14/10/17.

  1. startupofficevn

    startupofficevn Đã đăng ký

    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Những điều cấm kỵ không được nói chốn công sở

    Nhận định về sếp
    Đây là một trong những điều cấm kị mà bạn không nên bàn luận ở chốn công sở. Vì sao ư? Rất đơn giản, ngồi lê đôi mách về nhân vật có khả năng quyết định số phận thăng tiến của bạn tại công ty chưa bao giờ là một lựa chọn khôn ngoan.

    Vì vậy, nếu có đồng nghiệp nào chợt hỏi: “Em thấy sếp em thế nào?”, “Sếp em có quá nghiêm khắc không?”, “Em có sợ sếp không?”… thì hãy trả lời đơn giản “Sếp em rất tốt!”. Nếu phải mở miệng nói thêm vài câu thì hãy nói những điều tốt đẹp. Vì có lẽ bạn không biết, môi trường công sở rất nguy hiểm, ngày hôm nay họ có thể đang lắng nghe bạn tâm sự về “ông sếp khó tính chết tiệt” thì ngày mai họ có thể khiến bạn là người bị sa thải khỏi công ty.

    Tốt nhất, đừng bao giờ nói xấu sếp!

    Nói xấu đồng nghiệp
    Cũng như nói xấu về sếp, nhưng nói xấu đồng nghiệp lại thường khó tránh hơn. Vì đồng nghiệp ngang tầm với bạn, và khi bạn quá bực mình thì phải tìm nói để xả. Vậy thì "sợ quái" gì một tên đồng nghiệp mà không vạch mặt hắn ra trước hội bà tám. Chưa kể khi nói với họ, bạn còn nhận được sự đồng tình sâu sắc từ các thành phần buôn chuyện này.

    Tuy nhiên, có thể bạn không sợ tên đồng nghiệp kia, nhưng những lời nói xấu này lọt đến tai sếp thì chẳng hay ho tí nào. Chắc hẳn bạn không muốn trong mắt sếp, mình là một nhân viên chuyên đi nói xấu người khác.

    Hãy nhớ, cũng đừng nên nói xấu đồng nghiệp trước mặt sếp.

    [​IMG]
    5 chuyện không nên tám ở văn phòng

    Nhận xét về công ty
    Có thể bạn sẽ có khá nhiều vấn đề không hài lòng về công ty như luật bắt đi làm đúng giờ, bắt mặc đồng phục, không cho ăn vặt tại bàn làm việc, không cho đi dép… và dĩ nhiên có rất rất nhiều đồng nghiệp đang có cùng nỗi căm hờn với bạn.

    Nhưng nếu có ức chế thì hãy mang cục tức đó về mà nói với bạn bè chứ đừng ngồi buôn chuyện tại công ty. Những phàn nàn, ca cẩm, than phiền… của bạn có thể trở thành câu nói đùa của đồng nghiệp và ảnh hưởng đến bạn rất nhiều. Như trường hợp của Phương: “Tôi hay than với mấy bà bạn trong công ty về vấn đề đi làm đúng giờ và tôi không thể dậy sớm nổi. Thế là cứ mỗi khi tôi đi làm trễ hoặc sớm quá là mấy bà trong công ty lại trêu ghẹo khiến tôi cứ sợ sếp đánh giá không tốt!”

    Bàn luận về lương
    Lương luôn là đề tài nhạy cảm và bảo mật của mọi người trong công ty. Mặc dù có thể cùng chức danh nhưng mức lương mỗi người lại khác nhau. Chính vì vậy hiếm khi mọi người để lộ mức lương của mình ra. Và việc ngồi lê đôi mách, đoán già, đoán non mức lương của mọi người là một trong những hành động thuộc hàng “bà tám” nhất công sở. Tuy vậy, vẫn có khá nhiều đối tượng có thói quen đi dò hỏi bậc lương của người khác để mà ghen tỵ “trời ơi, nó ngồi chơi cả ngày mà lương cao thế!” hoặc “Thằng đó làm lâu mà sao lương thấp vậy, chắc vô tích sự nên công ty không nâng lương!”… những câu nói này mà lọt đến tai đồng nghiệp thì có lẽ hậu quả của nó cũng không có gì tốt đẹp.

    Những vấn đề trên bàn nhậu
    Có rất nhiều chuyện như bóng đá, cá độ… là những chủ đề chỉ nên "tán phét" khi có hơi men hoặc ở những nơi “xả stress” như quán nhậu, tụ tập ăn chơi giữa những người bạn thân, đồng nghiệp thân. Nó tuyệt đối không phải là một chủ đề thích hợp vào giờ nghỉ giải lao hoặc giờ ăn cơm trưa trên công ty.

    Vì những chủ đề này mang tính chất bông đùa, nói nhảm cho vui, và đôi khi nó hơi có tính chất khiếm nhã như bình phẩm về em này, hoa hậu nọ… rất khó nghe ở môi trường nghiêm túc như công sở. Và bạn sẽ bị mất hình tượng nếu đem những chuyện này vào ba hoa ở chốn văn phòng.

    Đọc thêm nhiều bài viết về văn phòng tại văn phòng ảo quận 5.

    Nguồn bài viết: http://vanphongaoquan5.com/5-chuyen-khong-nen-tam-o-van-phong
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...