4 thói quen bé phải được mẹ dạy và duy trì từ bé

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc con' bắt đầu bởi Tuệ Minh, 7/11/15.

  1. Tuệ Minh

    Tuệ Minh Đã đăng ký

    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà nội
    Để bé phát triển khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần, những gì bạn cần làm để dẫn dắt con đi đúng hướng đúng đường ngay từ bây giờ. Có những thói quen sinh hoạt tốt bạn cần rèn luyện cho bé ngay từ nhỏ để khi lớn hơn một chút, bé có thể tự mình thực hiện tiếp theo cho đến khi lớn lên.

    Cha mẹ phải là những người dẫn đường

    Trẻ bắt đầu cuộc sống như tờ giấy trắng tinh. Chúng không có nhiều năm kinh nghiệm cưỡng lại những cơn thèm ăn những miếng sô cô la ngọt lịm và những buổi sáng ngủ nướng để khỏi phải tập thể dục hàng ngày. Nhưng “thói quen là hoàn toàn cần thiết”, theo bác sĩ nhi khoa Wendy Sue Swanson. Những gì các bậc phụ huynh làm bây giờ có thể giúp con mình biến thói quen thành thực tiễn sống mà trẻ sẽ làm mà không cần phải nghĩ ngợi. Những thói quen này sẽ theo trẻ suốt cả đời người. Dưới đây là những thói quen mà mẹ nên tập cho con, tất nhiên với các mẹ giữ vai trò là “người dẫn đường”.


    [​IMG]

    1. Ăn sáng

    Các chuyên gia nói đi nói lại rất nhiều về điều này vì 1 lý do: bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất, đem đến năng lượng cho con bạn suốt buổi sáng. Do vậy bạn nên đánh thức trẻ dậy đủ sớm để trẻ có đủ thời gian nhâm nhi bữa sáng trước khi đến trường. Theo bác sĩ Melina Jampolis – chuyên gia về dinh dưỡng thì “trẻ khỏe mạnh dùng bữa sáng thường xuyên hấp thu nhiều canxi trong sữa hơn”. Chọn bột yến mạch với một ly sữa hoặc ngũ cốc nguyên hạt cho một khởi đầu hoàn hảo mỗi buổi sáng.

    2. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

    Trẻ mạnh khỏe nhờ chọn đúng thực phẩm khi ăn, có nghĩa là những thực phẩm ít đường tinh luyện và tươi ngon, nhiều màu sắc hơn. “Cũng như người lớn, trẻ cũng nên ăn nhiều trái cây và rau quả cũng như bơ sữa ít béo”, Jampolis lưu ý. Trẻ nên hạn chế dùng đồ ăn nhanh, các loại đồ ăn khô nhẹ, mặn, cũng như các loại thực phẩm đóng gói và các loại thực phẩm có bổ sung thêm đường.

    3. Lắng nghe dạ dày

    Khi ăn, mẹ nên dạy trẻ lắng nghe cơn đau khi bụng đói. Nếu trẻ có thể học theo nhịp cùng với dạ dày, trẻ sẽ không bị “cám dỗ” dẫn đến ăn quá nhiều hoặc vô tội vạ. “Công việc của trẻ là ăn khi bụng đói và ngưng khi thấy no”, Swanson nhắc nhở. Cha mẹ sẽ quyết định cho trẻ ăn gì. Nếu các lựa chọn tốt được đưa ra, và trẻ ăn cùng với gia đình, đồng thời cha mẹ làm gương tốt trong việc ăn uống, trẻ sẽ bắt chước ăn theo.

    4. Chải răng

    Theo Swanson, hầu hết các thói quen vệ sinh không tới mức gây nên các vấn đề sức khỏe nếu trẻ không tuân theo. Nhưng vệ sinh răng miệng thì đặc biệt cần thiết. Bắt đầu từ 12 tháng tuổi, trẻ cần được chải răng với kem đánh răng có chứa fluoride. Trẻ phải chải răng hai lần mỗi ngày, và bạn cần giúp trẻ cho đến khi trẻ học lớp 2. Bạn cũng cần bảo đảm trẻ chải răng đều đặn và đúng cách cho đến khi được 7 hoặc 8 tuổi và trẻ sẽ giữ thói quen này suốt đời.


    Tổng hợp
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...