4 bước vàng giúp trẻ phát triển cao lớn

Thảo luận trong 'Từ điển dinh dưỡng' bắt đầu bởi Hoa Oanh, 23/10/15.

  1. Hoa Oanh

    Hoa Oanh Đã đăng ký

    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Ngoài canxi, kẽm và sắt là những nguyên tố không thể thiếu để trẻ cao hơn.

    Bước thứ nhất: Dự đoán khoa học

    Yếu tố quyết định trẻ cao lớn ngoài di truyền ra, còn có yếu tố liên quan đến việc chăm sóc trẻ sau này.

    Khi chào đời, trẻ sơ sinh thường có bình quân chiều cao khoảng 50cm. Chào đời 0-6 tháng, mỗi tháng bình quân tăng 2.5cm, trong nửa năm tích lũy tăng cao 15cm.

    Sau khi chào đời được 7-12 tháng, mỗi tháng trẻ bình quân tăng 1~1,5cm, nửa năm tích lũy tăng 10cm. Chiều cao khi trẻ 1 tuổi khoảng 1.5 lần ở lúc chào đời, bình quân đạt đến 75cm.

    Năm thứ 1 sau sinh, bình quân mỗi năm tăng 10cm. Chờ tới khi trẻ trên 2 tuổi, bố mẹ có thể sử dụng 2 công thức để tính sơ lược mức tiêu chuẩn chiều cao trong 1 năm này của trẻ. 2 công thức tính như sau:

    Tuổi ×5+80(cm) hoặc tuổi ×7+70(cm) (tuổi ở đây là chỉ 2 tuổi)

    Sau đó đo mức chiều cao thực tế của trẻ để so sánh và phán đoán đơn giản với sự phát triển của trẻ.


    [​IMG]

    Bước thứ hai: Dinh dưỡng giúp trẻ cao lớn

    Một nguyên nhân quan trọng khác để thúc đẩy trẻ cao lớn tức là tình trạng dinh dưỡng sau này. Trong toàn bộ giai đoạn phát triển của trẻ, dinh dưỡng đầy đủ rất quan trọng. Các chất dinh dưỡng dưới đây rất quan trọng đối với sự phất triển của trẻ.

    Canxi: Được xứng danh là “nguyên tố sinh mạng”, tồn tại ở trong xương và răng. Tình trạng hấp thụ của canxi có liên quan mật thiết với vitamin D, vitamin C cũng thúc đẩy tác dụng hấp thụ của canxi. Đối với trẻ, thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm sữa bò, sữa chua, vỏ tôm, rong biển, đậu phụ…

    Sắt: Là thành phẩn cấu thành quan trọng của protein máu, có thể cố định ô xy và vận chuyển ô xy. Các loại trứng, gan, thịt băm, rau xay nhuyễn, các sản phẩm từ đậu nành đều hàm chứa nhiều nguyên tố sắt, khi cho trẻ ăn kèm theo bổ sung vitamin D cũng có thể thúc đẩy sắt hấp thụ.

    Kẽm: Có liên quan với hơn 100 loại enzyme, cũng là thành phẩn cấu thành cần thiết để DNA tập hợp enzyme. Các thực phẩm giàu kẽm là ngũ cốc, thịt đỏ, gan động vật, bắp cải, đậu vàng, củ cải. Vì vậy, khi chế biến món ăn cho trẻ nên chú ý phối hợp với rau và thịt, đặc loãng hài hòa, dinh dưỡng cân bằng.

    Bước thứ ba: Tập luyện thể dục

    Tập luyện thể thao có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với chiều cao của trẻ. Trẻ ở từng độ tuổi khác nhau, các môn vận động thích hợp cũng khác nhau. Trẻ còn nhỏ tuổi nên mát xa hoặc luyện tập bơi lội chuyên dụng cho trẻ. Trẻ lớn tuổi hơn một chút nên ra ngoài đi nhiều, hoạt động vươn thẳng tay chân là cách lựa chọn tốt nhất, ví dụ: theo mẹ đi tập các động tác vươn tay, cùng chơi bóng với các bạn nhỏ… Như vậy vừa giúp trẻ hưởng thụ ánh mặt trời, luyện tập lực cơ bắp thích hợp vừa giúp bồi dưỡng chân tay hài hòa và linh hoạt.

    Chờ sau khi trẻ 3 tuổi, bố mẹ có thể cho trẻ tham gia một số môn thể thao có kỹ thuật như leo cầu thang, với cao, nhảy hai chân, đá cầu… để điều tiết thần kinh, chức năng nội tiết và các loại cơ năng sinh lý, làm cho xương, cơ bắp càng thêm mạnh mẽ, khớp, dây chằng mềm dẻo hơn, từ đó giúp trẻ lớn lên càng cao.

    Bước thứ tư: Giấc ngủ đầy đủ

    Sự bài tiết của hoocmon sinh trưởng có liên quan mật thiết với giấc ngủ. Nghiên cứu cho thấy, trẻ ngủ sâu vượt quá 1 tiếng, lượng bài tiết hoocmon sinh trưởng mới tăng rõ rệt. Đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất cho trẻ cao lên. Vì vậy bố mẹ phải tạo nên một môi trường giấc ngủ tốt nhất cho trẻ.

    Măt khác, cần tránh các thói quen ngủ không tốt như ôm trẻ lắc đi lắc lại. Như vậy trẻ sẽ ngủ không yên giấc, thậm chi còn gây ra lồng ruột hoặc sọ xuất huyết. Để đèn ngủ ban đêm là không khoa học, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ thống nội bài tiết cuả trẻ và làm cho chức năng hệ thần kinh rối loạn.

    Ngoài ra, tư thế ngủ đúng cũng rất quan trọng. Trẻ nằm nghiêng bên trái không những chèn ép tim, tăng thêm gánh nặng cho tuần hoàn máu, còn có thể làm cho nhu động dạ dày trở ngại, thức ăn trào ngược trở lại, tiêu hóa không tốt… Nếu cho trẻ gối quá cao sẽ dẫn đến gấp cổ, làm cho đường hô hấp, khoang mũi không thông suốt, gối quá thấp sẽ làm cho trẻ trớ sữa hoặc trào sữa.


    Tổng hợp
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...