Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Tây y

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm thực tế' bắt đầu bởi caothang2015, 27/10/16.

  1. caothang2015

    caothang2015 Đã đăng ký

    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Các loại thuốc Tây y có tác dụng chủ yếu trong việc giảm đau, chống viêm giảm cứng khớp nhằm duy trì chức năng bình thường, sửa chữa các biến dạng khớp, phục hồi chức năng khớp.

    Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ kê các thuốc chống viêm, giảm đau cho phù hợp. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc Tây để sử dụng bởi nó dễ gây nên các tác dụng phụ ngoài mong muốn.

    Hiện nay, một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp thường sử dụng là DMARDs, thuốc kháng viêm steriod (NSAIDs), steroid và thuốc giảm đau. Các loại thuốc này có tác dụng làm chậm tiến triển và làm giảm triệu chứng của bệnh nhưng nếu sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng đến dạ dày, gan thận, gây nhiễm trùng, loãng xương…

    Đối với người đau thể nhẹ:

    Người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc như Aspirin, Cloroquin, hoặc tiêm Hydrocortison acetat vào các khớp viêm để điều trị. Acetaminophen cũng có thể dùng để dự phòng trước khi dùng thuốc NSAIDs.

    Đối với người đau thể nặng:

    - Với bệnh nhân đau mức độ nặng, các thuốc giảm đau thông thường không kiểm soát được các triệu chứng đau thì có thể cân nhắc dùng thuốc giảm đau gây nghiện bao gồm: codeine, morphine, oxycodone,…

    - NSAIDs là một trong những nhóm thuốc thường được sử dụng nhiều nhất cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Cơ chế chủ yếu của thuốc là ức chế men cyclooxygenase, do đó giảm Prostaglandin. Tuy nhiên, NSAIDs lại có tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, làm tăng nguy cơ huyết áp cao, các bệnh về tim mạch, do đó cần được cân nhắc về liều lượng cho người cao tuổi hay người có tiền sử về tim mạch.

    - Corticosteroids: Nhóm thuốc này dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp bởi tác dụng chống viêm rất mạnh và tác dụng ức chế miễn dịch, giảm đau giảm sưng. Các thuốc corticoid có nhiều cách dùng khác nhau như viên uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm trực tiếp vào ổ khớp hoặc các mô mềm cạnh khớp, tùy từng trường hợp cụ thể để xác định liều lượng. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ cũng có thể xuất hiện sau thời gian ngắn khi dùng thuốc như bị phù, tăng huyết áp, loãng xương, viêm loét dạ dày,..

    Xem thêm: http://chuabenhkhop.vn/viem-khop_viem-khop-dang-thap.html
     
  2. khanhlinh123

    khanhlinh123 Đã đăng ký

    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Viêm khớp dạng thấp điều trị đông y an toàn hơn mà bạn :)
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...