Đề phòng bệnh bạch hầu cho gia đình

Thảo luận trong 'Sức khỏe GIA ĐÌNH' bắt đầu bởi Ngọc Nhi, 12/8/15.

  1. Ngọc Nhi

    Ngọc Nhi Đã đăng ký

    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nữ
    Bệnh bạch hầu lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi.

    Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đây là lần đầu tiên bệnh bạch hầu xuất hiện trở lại ở tỉnh này sau 10 năm liền không có bệnh nhân nào. Đã có 13 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh này, trong đó 3 trường hợp đã tử vong. Điều này đã dấy lên lo ngại về sự xuất hiện trở lại của căn bệnh này.

    Ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết các trường hợp nghi mắc bạch hầu đều tập trung ở thôn 8A và 8B, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, Quảng Nam. Qua kiểm tra, có tất cả 13 trường hợp (trong đó có 8 nam, 5 nữ, đa số bệnh nhân từ 2 đến 45 tuổi) đều mắc các triệu chứng chung là sốt, sưng hạch cổ, ăn uống khó, viêm họng… Từ ngày 9 đến 12-7 có 3 người tử vong, 10 trường hợp còn lại đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phước Sơn và tại nhà, sức khỏe các bệnh nhân hiện đã ổn định và có diễn biến tốt.

    Sau khi cơ quan chuyên môn lấy 7 mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur Nha Trang thì chỉ có 1 mẫu dương tính với bệnh bạch hầu. Hiện bệnh nhân này đang được cách ly để điều trị. Sở Y tế Quảng Nam cho hay, trong vòng 10 năm qua đây là lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh xuất hiện bệnh bạch hầu nhưng có đến 3 người chết và nhiều người khác nhiễm bệnh.

    Bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

    Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu (Corynebact Crium Diphtheriac) gây nên, bệnh lây lan nhanh và rất nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng do nhiễm trùng mũi họng dẫn đến khó thở, suy hô hấp. Bệnh bạch hầu lây theo đường hô hấp gây tổn thương chủ yếu ở vòm hầu, họng, thanh quản, mũi... Ðặc điểm của bệnh nổi bật là có những màng giả xuất hiện ở chỗ bị nhiễm khuẩn.

    [​IMG]

    Triệu chứng ban đầu của bệnh là viêm họng giống như viêm amidan, sốt nhẹ, đau đầu, ho và giọng nói khàn, sổ mũi, hơi thở hôi. Sau khi có triệu trứng trên khoảng 2-3 ngày ở trong họng, thanh quản có khi cả ở mũi xuất hiện màng giả màu trắng ngà. Màng giả bạch hầu có đặc điểm là dai, dính và dễ chảy máu nếu bóc màng giả. Nếu có chảy máu, màng giả có thể màu xám hoặc đen.

    Bạch hầu là một bệnh nguy hiểm nên bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng. Hai biến chứng nổi bật của bạch hầu là viêm cơ tim và biến chứng thần kinh, ít gặp hơn là hoại tử ống thận cấp gây suy thận, viêm phổi, viêm nội tâm mạc...

    Bệnh bạch hầu rất dễ lây lan và có thể gây tử vong cho người mắc. Theo đó, nếu vi khuẩn bạch hầu lây ra tay chân, quần áo hoặc các dụng cụ sinh hoạt mà người khỏe mạnh chạm vào sau đó đưa tay lên họng cũng sẽ bị lây. Không chỉ có vậy, trong trường hợp điều trị bệnh bạch hầu, đặc biệt là trẻ nhỏ rất dễ gây biến chứng ngừng tim.

    Ngoài ra, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết thêm khi phát hiện có triệu chứng mắc bệnh, các nhân viên y tế có thể điều trị ngay cho người bệnh bằng cách cho uống kháng sinh. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp điều trị ban đầu, bởi khi hết hàm lượng kháng sinh, bệnh có thể tái phát.

    Bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt, vì nếu phát hiện và điều trị muộn thì nguy cơ tử vong sẽ cao. Điều trị phải toàn diện, trung hòa độc tố bạch hầu phối hợp với kháng sinh diệt khuẩn, phát hiện ngăn ngừa các biến chứng, chống tái phát, chống bội nhiễm và chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Những trường hợp khó thở, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để mở khí quản.

    Tổng hợp
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...