ĐẬP TAN NỖI LO GIÚP MẸ VÀ BÉ DỄ DÀNG ĐỐI MẶT VỚI GIAI ĐOẠN “LO SỢ XA CÁCH” CỦA BÉ.

Thảo luận trong 'Chia sẻ kinh nghiệm' bắt đầu bởi Momlovechild, 21/5/19.

  1. Momlovechild

    Momlovechild Đã đăng ký

    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    http://nanakids.vn/vn/dap-tan-noi-l...-mat-voi-giai-doan-lo-so-xa-cach-cua-be-.html

    Hầu như đứa trẻ nào đang trong độ tuổi sơ sinh hay chập chững bước đi đều phải trải qua giai đoạn “lo sợ xa cách”. Giai đoạn này thường bắt đầu khi bé khoảng 29-30 tuần tuổi. Thời điểm này con đã bắt đầu nhận thức được một số sự vật, sự việc, con người vẫn đang tồn tại ngay khi chúng không xuất hiện trước mặt mình, bé đã nhận thức được tầm quan trọng của mẹ, bố hay người bé “bện hơi”, và con không cho phép “những người quan trọng" này vắng mặt lâu hoặc vĩnh viễn.


    Các giai đoạn “sợ hãi việc xa cách” của trẻ:


    Giai đoạn lo sợ xa cách chính là giai đoạn trẻ bám mẹ khủng khiếp. Mẹ có thể không làm được bất cứ thứ gì vì cứ hễ bước đi khoảng 5 bước là con lại bắt đầu cất tiếng khóc “oe oe” trừ khi bé ngủ.

    Hãy hiểu rằng đó là điều dĩ nhiên và bắt buộc bất cứ đứa trẻ nào phải trải quan trong hàng loạt các mốc phát triển của trẻ. Mẽ hãy bình tĩnh, thư giãn, trấn an và xoa dịu bản thân cũng như con của mình, thử những biện pháp dạy trẻ biết “độc lập” thay vì cuống cuồng lên.

    [​IMG]

    Vào mốc thời gian 28 – 32 tuần tuổi tùy theo từng bước phát triển của từng trẻ khác nhau, bé sẽ trải qua giai đoạn lo sợ xa cách. Giai đoạn này sẽ “bùng phát” với các bé từ 10 đến 18 tháng tuổi , giảm dần sau khi bé được 18 tháng và kết khúc khi trẻ vừa tròn 24 tháng tuổi.

    Vì thế, bố mẹ nên lưu ý tránh những mốc thời gian này ra khi quyết định bắt đầu cho trẻ đến lớn, bởi bắt đầu đi học vào khoảng thời gian này rất dễ khiến trẻ gặp phải khủng hoảng về tâm lý hoặc tinh thần.



    Để bé dễ dàng vượt qua giai đoạn “lo sợ xa cách”, mẹ hãy nằm lòng những giải pháp sau đây:



    Nói thật to cho bé nghe được tiếng mẹ”mẹ ở đây rồi, con đợi mẹ một tí nhé. Chúng ta cùng đếm từ 1 đến 10 và mẹ sẽ xuất hiện ngay bây giờ. Sau đó hãy giữ thói quen xuất hiện khi đếm đến số 10 để trẻ làm quen với điều đó và bớt đi cảm giác bất an hơn.

    [​IMG]

    Nói chuyện với con, sử dung những lời lẽ nhẹ nhàng, từ tốn khi đang cùng bé ở chung một căn phòng nhưng đang bận làm việc khác.



    Để bé tiếp xúc với tất cả người thân trong gia đình để trẻ chơi đùa và tạo mối quan hệ với họ, chon con cảm nhận được rằng dù không có sự hiện diện của mẹ thì con vẫn được an toàn và vui vẻ bên những người khác trong nhà.

    Rèn cho bé kỹ năng chơi một mình ngay từ khi vừa mới sinh trẻ biết chơi một mình sẽ ít nhớ đến” mẹ hơn và không còn quấy khóc mỗi khi không có mẹ bên cạnh.



    Không nói dối hay trốn bé đi, hãy cho con một niềm tin rằng dù mẹ đi đâu cũng sẽ quay về sớm thôi, trước khi đi đâu đó hãy ôm hôn và chào tạm biệt trẻ.

    Tạo cho con thói quen sinh hoạt và thực hiện những việc thường ngày như ăn, bú, ngủ trong nôi trẻ em một cách tự lập mà không cần sự xuất hiện của mẹ ngay từ khi còn bé.

    [​IMG]

    Chung quy lại, giai đoạn sợ hãi xa cách cũng chỉ đơn thuần là những mốc phát triển vô cùng bình thường mà trẻ nào cũng phải trải qua, nó giống như giai đoạn mọc răng, ăn dặm, giai đoạn bỏ ti, đi học mẫu giáo… Mẹ đừng nên cuống cuồng lo lắng mà hãy áp dụng những phương pháp dạy bé tự lập mà Nội thất trẻ em Nanakids đã chia sẻ bên trên. Điều này có thể giúp bé vượt qua giia đoạn này dễ dàng hơn, mẹ nhàn rỗi hơn cũng như giúp trẻ luôn cảm thấy thoải mái cho dù là thời điểm đó không có mẹ bên cạnh.

    http://nanakids.vn/vn/dap-tan-noi-l...-mat-voi-giai-doan-lo-so-xa-cach-cua-be-.html
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...