Tại sao lại bị ốm nghén khi mang thai

Thảo luận trong 'Bầu Bí, Mang Thai' bắt đầu bởi Anhdunghd, 23/5/17.

  1. Anhdunghd

    Anhdunghd Đã đăng ký

    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Ốm nghén là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện ở thời kỳ đầu của quá trình mang thai. Trong thực tế, có đến 80% phụ nữ mang thai trải qua quá trình này. Tuy nhiên, cũng có nhiều bà bầu may mắn mang thai suôn sẻ mà chẳng hề bị buồn nôn hay kén ăn. Hãy yên tâm vì đây là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường và không tạo sự khác biệt gì lớn đối với các bà bầu bị nghén khác.
    Chứng ốm nghén nặng có thể bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần 4-6 của thai kỳ, dù hầu hết thường là vào khoảng tuần 8-12. Với một số phụ nữ, tình trạng này thậm chí tiếp tục cho đến khi xuất hiện những dấu hiệu chuyển dạ trước khi sinh và sau khi em bé đã chào đời. Tuy nhiên, đối với phần lớn các bà bầu thì tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể vào khoảng tuần 20.

    [​IMG]


    Nguyên nhân gây ốm nghén

    - Nồng độ hCG tăng nhanh
    Khi bạn mang thai, bác sĩ có thể theo dõi mức độ hCG, đó là một hormone tăng rất nhanh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nồng độ hCG có liên quan đến tình trạng ốm nghén. Khi mang song thai trở lên, nồng độ hCG sẽ cao hơn và ốm nghén càng phổ biến.
    - Tăng cảm giác về mùi
    Khi mang thai, mũi bạn thính hơn. Điều này không phải lúc nào cũng tốt. Những mùi hương không làm bạn khó chịu trước đó nay lại làm phiền và khiến bạn ốm và mệt mỏi.
    - Dạ dày nhạy cảm
    Điều này có thể không diễn ra với mọi phụ nữ, nhưng thường thì mang thai làm cho hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm. Theo trang BabyCenter, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hiện diện của Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn dạ dày trong thai kỳ, có thể làm tăng khả năng xảy ra ốm nghén.
    Ốm nghén gây không ít khó chịu cho các bà bầu
    Về mặt sinh học, thai nghén có tác dụng bảo vệ thai nhi. Mặc dù phải hạn chế ăn nhiều loại thực phầm nhưng qua đó các mẹ có thể tránh các nguy cơ truyền bệnh cho bé qua đường thực phẩm.
    Bên cạnh đó, các bà bầu bị ốm nghén thường ít có những dấu hiệu sẩy thai. Các nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ được cho là để bảo vệ thai nhi khi đang còn non nớt.
    Thai nghén thường xuất hiện ở: những bà mẹ mang đa thai, bà bầu dễ bị say tàu xe, say sóng. Ở những phụ nữ dễ bị mệt mỏi hay kiệt sức trong suốt thai kỳ, bà bầu nên biết nghỉ ngơi khi cần thiết và không nên tạo áp lực cho bản thân.
    Ở những bà bầu mới làm mẹ lần đầu tiên. Những phụ nữ đã từng mang thai ít bị ốm nghen hơn những người mới làm mẹ.
    Cách trị ốm nghén cho bà bầu hiệu quả
    Tránh sử dụng những thực phẩm có hương vị mạnh như cà phê, rượu, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… Nên ăn những loại thức ăn đơn giản, dễ làm và dễ tiêu hóa. Các loại thực phẩm mát lạnh như sa lát, sữa chua, trái cây hoặc súp lạnh cũng giúp ích cho hệ tiêu hóa của bạn trong thai kỳ. Ngoài ra còn có bánh mì, gạo, mỳ ý, khoai tây, hoặc ngũ cốc ăn kèm sữa ít béo.
    Nên chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn theo nhiều bữa trong ngày. Tránh ăn quá nhiều khi bạn đang đói. Phải mất tới 20 phút để bộ não của bạn nhận biết là dạ dày của bạn đã đầy. Vì vậy bạn nên dừng ăn khi thấy gần no.
    Ngoài ra, sử dụng sản phẩm củ gai tươi cũng là một biện pháp giúp giảm ốm nghén hiệu quả cho bà bầu. Và nó còn có nhiều công dụng khác như giúp an thai, tránh động thai hiệu quả.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...